Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

KÍNH GỞI QUÝ ĐỘC GIẢ


Kính thưa quý độc giả,

Ban Truyền thông & Văn hóa Giáo phận Qui Nhơn chúng tôi xin cám ơn quý vị đã ủng hộ chúng tôi trong suốt thời gian qua.

Nay với sự ra đời của trang Web Giáo phận Qui Nhơn, trang blog này không còn lý do gì để hiện hữu nữa. Chúng tôi xin phép được đóng trang blog và kính mời quý vị độc giả tiếp tục ủng hộ chúng tôi tại website Giáo phận Qui Nhơn, địa chỉ:

 http://gpquinhon.org/

Trân trọng kính chào,

Ban Truyền Thông & Văn Hóa
Giáo phận Qui Nhơn




Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

WEBSITE GIÁO PHẬN QUI NHƠN TỰ GIỚI THIỆU


Kính thưa quý độc giả 

“Tự bản chất, Giáo hội là truyền giáo” (AG 2) và truyền bá đức tin có nghĩa là mọi nơi mọi lúc phải tạo điều kiện cho cuộc gặp gỡ giữa con người và Đức Giêsu Kitô. Để tạo nên những cuộc gặp gỡ thần kỳ này, Giáo Hội buộc phải hiểu và chuyển mình cùng với thời đại để đáp ứng với những thay đổi thường xuyên của cộng đồng Dân Chúa. Những thách đố này đòi hỏi những ngôn ngữ mới và những phương pháp mới.
Chính vì thế, trên hành trình chào đón ngày kỷ niệm 400 năm Tin Mừng đến với Giáo phận Qui Nhơn vào năm 2018 cũng như hòa mình vào không khí của ngày khai mạc “Năm Đức Tin”, Giáo phận  Qui Nhơn hân hạnh khai trương trang web của Giáo phận tại địa chỉ:
Với trung tâm truyền giáo Nước Mặn là một trong những chiếc nôi chữ Quốc ngữ, với nhà in Làng Sông và Qui Nhơn, với tạp chí “Lời Thăm” được xem như là một trong những tờ tạp chí Công giáo bằng Việt ngữ sớm nhất phát hành rộng rãi trên toàn Đông Dương, trang web như là một tiếp nối truyền thống của các bậc cha anh đi trước trên con đường loan báo Tin Mừng.    
Việc ra đời của trang web Giáo phận Qui Nhơn, trước hết là để tạo nên điểm nối kết giữa những người con của giáo phận và kế đến là để góp phần nhỏ bé tô điểm thêm bức tranh vốn nhiều màu sắc và đa dạng của các phương tiện truyền thông, nói lên nỗ lực của giáo phận chúng tôi cùng với toàn thể Giáo Hội “Trên đường Tân Phúc Âm hóa”.
 Kính mong nhận được sự cộng tác và góp ý của tất cả mọi người để trang web Giáo phận Qui Nhơn ngày càng hoàn thiện.
 

Ban Truyền Thông & Văn Hóa
Giáo phận Qui Nhơn

 

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

VĂN HÓA NGHI KỴ

 
Nguyễn Hưng Quốc
Trong bài “ Văn hóa và tham nhũng ”, chúng ta đã thấy vai trò quan trọng của sự tin cậy (hay tín nhiệm - trust) trong việc hình thành một xã hội lành mạnh và trong sạch. Tin cậy cũng đồng thời là một trong những điều kiện thiết yếu của xã hội dân sự, trong khi xã hội dân sự lại là điều kiện thiết yếu của dân chủ. Từ đó, cũng có thể nói tin cậy là một trong những nền tảng của dân chủ.
Trong các loại tin cậy, quan trọng nhất là sự tin cậy đối với cơ chế. Ở Mỹ, theo các cuộc điều tra dư luận, đa số quần chúng không tin, hoặc không hoàn toàn tin vào các chính khách, từ những người đang cầm quyền, kể cả Tổng thống, đến các Thượng nghị sĩ và Dân biểu. Tuy nhiên, không ai có ý định làm loạn hay toan tính lật đổ chính quyền bằng bất cứ phương tiện gì, trừ việc sử dụng lá phiếu trong các cuộc bầu cử. Tại sao? Câu trả lời đơn giản: Họ có thể không tin vào con người, nhưng họ tin vào cơ chế. Tin đến độ nhiều người cho hình thức dân chủ ở Mỹ hiện nay là đỉnh cao nhất trong lịch sử. Nó không thể hoàn hảo hơn được nữa. Đó là một trong những lý do chính khiến một số người đi đến nhận định về cái chết của lịch sử nói chung (the end of history).
Trong bài “ In China We (Don't) Trust ” đăng trên The New York Times ngày 11.9.2012, Thomas L. Friedman nêu lên một ý kiến quen thuộc: người Trung Quốc chỉ giỏi bắt chước chứ ít có khả năng sáng tạo. Giải thích cho ý kiến ấy, người ta chỉ tay vào lãnh vực giáo dục: ở đó, học sinh chỉ được nhồi nhét kiến thức một cách thụ động. Nhưng Friedman lại đặt câu hỏi: Tại sao Trung Quốc vốn là một dân tộc có lịch sử vô cùng vẻ vang, đã từng phát minh ra giấy, thuốc súng, pháo bông, la bàn… mà bây giờ lại chỉ làm được một công việc vô cùng khiêm tốn là lắp ráp iPod cho Mỹ? Câu trả lời của Friedman là: Điều Trung Quốc thiếu nhất hiện nay không phải là văn hóa cách tân (culture of innovation) mà là ở một điều căn bản nhất: sự tin cậy.
Theo Friedman, chỉ ở những xã hội con người tin cậy nhau, người ta mới cảm thấy an tâm chia sẻ ý kiến và tư tưởng với nhau, mới chịu hợp tác với nhau một cách tích cực và lâu dài, từ đó mới dẫn đến những sự sáng tạo bất ngờ và lớn lao. Nếu ai cũng cứ phập phồng lo sợ người khác ăn cắp ý tưởng của mình, đâm sau lưng hay chơi gác mình, thì không thể có bất cứ một sự dấn thân hay cam kết trọn vẹn nào. Ở Trung Quốc hiện nay, có tình trạng là mạnh ai nấy làm, mục tiêu duy nhất là những lợi tức ngắn hạn cho cá nhân mình. Hậu quả là người ta chỉ làm được những việc vùn vụn, nho nhỏ.
Friedman cũng phân tích: đó là điều vốn xa lạ với bản chất của người Trung Quốc.
Trước, người Trung Quốc không thế. Ngày xưa, cấu trúc xã hội Trung Quốc được đặt nền tảng trên gia đình và làng xã, ở đó, mọi người quan tâm đến nhau và tin cậy nhau. Sau này, Trung Quốc muốn xây dựng một cấu trúc xã hội mới dựa trên nền tảng pháp trị. Vấn đề là: họ đã phá vỡ cấu trúc xã hội truyền thống nhưng lại chưa xây dựng được cấu trúc xã hội hiện đại. Thành ra, xã hội Trung Quốc hiện nay đang ở trong một khoảng trống khủng khiếp. Hậu quả của nó là sự biến mất của lòng tin cậy đối với nhau.
Những gì đang diễn ra ở Trung Quốc cũng đang diễn ra tại Việt Nam. Văn hóa truyền thống Việt Nam dựa trên sự tin cậy và tình nghĩa đã bị phá vỡ trong khi một thứ văn hóa hiện đại đúng nghĩa lại chưa được xây dựng. Thứ văn hóa phổ biến làm nền tảng cho sinh hoạt xã hội Việt Nam hiện nay là văn hóa chụp giựt. Ai cũng cố chụp giựt để thỏa mãn những lợi ích riêng tư và tức thời của mình. Trong một hoàn cảnh như thế, rất khó giữ được sự tin cậy.
Ở Úc, tôi có một số bạn bè làm việc trong các lãnh vực ngân hàng và kỹ thuật. Họ thường được công ty của họ cử về Việt Nam để vận động cho một số dự án liên kết giữa Úc và Việt Nam. Mỗi một cuộc vận động và chuẩn bị như thế có thể kéo dài cả một hai năm trời. Rồi người ta thường về lại Úc với đôi bàn tay trắng. Phần lớn các dự án, được hình thành một cách cực kỳ công phu và tốn kém, không thể biến thành hiện thực. Quần quật tìm tài liệu, phỏng vấn người này người nọ, tính toán các chi tiêu và khả năng thu nhập về sau, lập nên một kế hoạch chi tiết, rồi nộp lên Bộ liên hệ. Và chờ. Chờ từ tháng này qua tháng khác. Cuối cùng, nhận được câu trả lời chính thức: Không được.
Nhưng chưa hết, một thời gian sau, người ta phát hiện: một dự án tương tự như vậy, do một công ty khác nộp, đã được chấp nhận. Tìm hiểu, người ta phát hiện thêm một chuyện khác: dự án mới được chấp nhận ấy, thật ra, chính là dự án mà những người bạn tôi đã hoàn tất. Té ra, các giới chức liên hệ đã lấy ý tưởng và kế hoạch trong bản dự án ấy giao cho một người hoặc một công ty quen biết nào đó để họ tiến hành. Công của bạn tôi hóa thành công cốc. Tiền bạc của công ty của họ đổ ra trong mấy năm trời như muối đổ biển.
Trước những cung cách làm việc như thế, thật khó giữ được sự tin cậy.
Người ta không tin cậy nhà nước. Người ta cũng không tin cậy nhau. Trong quan hệ liên cá nhân (interpersonal) giữa người này và người khác, người ta cũng đầy nghi ngờ. Lúc nào cũng có cảm giác là người khác lợi dụng hay lừa gạt mình. Đi mua hàng thì lúc nào cũng thấp thỏm sợ bị bán hàng giả hoặc bán quá giá. Có việc cần vào cơ quan nhà nước thì phập phòng lo bị bắt chẹt và bị đòi hối lộ. Trao đổi ý kiến về một dự án gì đó với đồng nghiệp thì lại ngại người ta ăn cắp ý tưởng của mình. Đáng buồn hơn nữa: ngay trong gia đình người ta cũng nghi ngại nhau.
Không thể xây dựng bất cứ một giá trị bền vững nào cho xã hội và đất nước trên nền tảng của sự thiếu tin cậy trầm trọng như vậy.
Trở ngại căn bản trên con đường hiện đại hoá đất nước, như vậy, nằm ngay ở văn hóa: văn hóa nghi kỵ.

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

SỨC MẠNH CỦA DỊCH THUẬT


 

Giáp Văn Dương 

 

“Tri thức là sức mạnh”. Tri thức là nền tảng phát triển của xã hội. Nhận định này từ lâu đã được thừa nhận như một chân lý. Nhưng khi bước chân vào hội nhập thế giới, người trẻ Việt Nam bỗng thấy mình trắng tay trước di sản trí tuệ của nhân loại. Trước bối cảnh đó, không còn cách nào khác là phải nhanh chóng đưa tinh hoa tri thức thế giới về khoa học, kỹ nghệ, kinh tế, xã hội, giáo dục, văn hóa… về thông qua việc biên dịch những cuốn sách chuyên ngành tốt nhất ra tiếng Việt.

Kinh nghiệm Nhật Bản cho thấy, việc hiện đại hóa nước Nhật đã được bắt đầu bởi việc biên dịch các sách khoa học và triết học phương Tây ra tiếng Nhật, khởi đi từ nửa sau thế kỷ XVII và kéo dài từ đó đến nay. Nếu không có cuộc dịch thuật này, nước Nhật đã không thể hiện đại hóa thành công và phát triển thành cường quốc được cả thế giới ngưỡng mộ.

Các cuốn sách được biên dịch này đã có ảnh hưởng to lớn đến đời sống từng người dân Nhật Bản, và giữ vai trò quyết định đến sự thành công của đất nước này. Chính nhờ luồng tri thức mới có được qua việc dịch sách, nước Nhật đã xây dựng được một nền văn hóa mới mang đậm tinh thần khai minh, đặt cơ sở trên khoa học và sức mạnh của lý trí, sự khai phóng về tư tưởng, và sức sáng tạo của cá nhân; tạo ra hạ tầng tri thức vững chắc cho các ngành sản xuất, kỹ nghệ, kinh tế, văn hóa, giáo dục…, cũng như hình thành nên các cách thức tổ chức và vận hành xã hội mới, tiến bộ. Vì thế có thể nói, nếu không có cuộc dịch thuật của giới trí thức Nhật Bản trong hơn ba thế kỷ vừa qua thì nước Nhật đã không thể phát triển được như ngày nay.

Gần đây hơn, Hàn Quốc đã noi gương Nhật Bản trong việc đưa tri thức thế giới về nước để tạo tiền đề cho sự phát triển. Ngoài việc chiêu mộ nhân tài thì một trong số các việc quan trọng mà người Hàn Quốc thực hiện là biên dịch các sách khoa học, triết học và kỹ thuật tiên tiến nhất ra tiếng Hàn. Sự thành công của Hàn Quốc ngày nay chắc hẳn phải có sự đóng góp to lớn của việc dịch thuật này.

Sự thành công của hai tấm gương châu Á, Nhật Bản và Hàn Quốc, là minh chứng cho một nhận định đã được thừa nhận rộng rãi như một chân lý, rằng: Chính tri thức, trí tuệ, tài nguyên con người mới là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của một đất nước, chứ không phải tài nguyên thiên nhiên hay số phận thiên định như nhiều người nhầm tưởng hoặc bao biện.

Nhìn xa hơn sang các nước Âu Mỹ cũng thấy: Chính tri thức về khoa học kỹ nghệ, tinh thần khoa học của đại chúng là yếu tố quyết định giúp các nước này phát triển và giữ được vị trí ưu thế của mình so với các dân tộc khác trên thế giới.

Giờ nhìn lại lịch sử Việt Nam, thấy rằng: Tuy đã được tiếp xúc với khoa học từ nhiều chục năm nay, nhưng vì chiến tranh triền miên và nhiều lý do khác nhau, khoa học đã không có đủ điều kiện để phát triển và đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của đất nước; tinh thần khoa học vẫn chưa trở thành thường trực trong xã hội. Văn hóa khoa học, tinh thần khai phóng, sức mạnh của trí tuệ và ánh sáng của tri thức khai minh vẫn còn là điều xa lạ đối với đại chúng.

Những cuốn sách khoa học kinh điển tạo nên diện mạo văn minh của thế giới vẫn hầu như vắng bóng tại Việt Nam. Tác phẩm của những nhà khoa học lớn vẫn chưa tìm được nơi trú chân bén rễ trong ngành xuất bản. Việc tạo điều kiện cho lớp trẻ “đứng trên vai người khổng lồ”, thông qua tiếp cận với tác phẩm nguyên bản của những bộ óc lớn của nhân loại, vẫn còn là điều bất khả vì rào cản ngôn ngữ, tài chính và bản quyền. Hậu quả không chỉ là sự nghèo nàn trên diện rộng về tri thức và văn hóa, mà còn là sự đứt đoạn với truyền thống khoa học thế giới và sự cô lập với bầu không khí học thuật quốc tế, tạo ra tình trạng bế quan tỏa cảng trong nhận thức, tù đọng trong tinh thần – những nguyên nhân trực tiếp của sự lạc hậu, chậm phát triển.

Trong các giảng đường đại học, sinh viên Việt Nam vẫn phải học các giáo trình cũ kỹ, lạc hậu, nhiều khi được biên soạn từ những năm 1960 -1970 của thế kỷ trước, mà phần lớn các sách này lại được biên dịch từ nguồn tài liệu trước đó khá lâu. Điều này dẫn đến một thực tế: Những tri thức và kỹ năng được giảng dạy trong đại học Việt Nam phần lớn đã quá lạc hậu; các kỹ sư, cử nhân, bác sĩ, kiến trúc sư… tương lai được học các công nghệ nhiều khi đã bị thế giới thải loại từ lâu. Hệ quả tất yếu của những điều này là các nhà chuyên môn của Việt Nam khó tạo ra được các tri thức và công nghệ mới, bắt được nhịp với sự phát triển khoa học và kỹ thuật của thế giới, chứ chưa nói gì đến những sáng tạo đột phá lớn như mơ ước của nhiều người. Bằng chứng của thực tế đáng buồn này là cho đến nay, các ngành công nghiệp của Việt Nam, kể cả công nghiệp phụ trợ, không thể hình thành như mong đợi, và Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các nước chưa phát triển.

Khi bước chân vào hội nhập thế giới, người trẻ Việt Nam bỗng thấy mình trắng tay trước di sản trí tuệ của nhân loại. Việc kết nối tri thức, tư tưởng, văn hóa, nghệ thuật… thành một hệ thống khả dụng để làm giàu đời sống tinh thần của cá nhân; hình thành các thang giá trị tiến bộ để định chuẩn cho sự vận hành của xã hội; xây đắp nền tảng tri thức cho các ngành khoa học và công nghệ, thông qua đó kiến tạo và thúc đẩy sự phát triển của đất nước, đã không thể thực hiện được.

Trước bối cảnh đó, chúng ta không khỏi giật mình và tự hỏi cần phải làm gì để cải thiện tình hình? Những tấm gương thành công xa gần đã mách bảo ta rằng: Không còn cách nào khác là phải nhanh chóng đưa tinh hoa tri thức thế giới về khoa học, kỹ nghệ, kinh tế, xã hội, giáo dục, văn hóa… thông qua việc biên dịch những cuốn sách chuyên ngành tốt nhất ra tiếng Việt. Thực tế cho thấy, dịch thuật không chỉ là cách nhanh nhất để đưa tri thức thế giới về cho đất nước, mà còn làm phong phú thêm kho ngôn ngữ tiếng Việt. Thông qua dịch thuật, hệ thống thuật ngữ chuyên ngành bằng tiếng Việt sẽ được hoàn thiện dần, tạo cơ sở cho việc tư duy sâu sắc và chặt chẽ, hình thành dần văn hóa khoa học cho đại chúng. Nói cách khác, việc dịch các sách chuyên môn kinh điển của thế giới sang tiếng Việt là việc làm cần kíp không thể chần chừ.

Đây là công việc khó khăn, đòi hỏi không chỉ sự tận tâm, sự kiên trì mà còn nhiều nguồn lực nên không một cá nhân hay nhóm nào có thể thực hiện được. Việc biên dịch cũng không thể trông chờ vào việc xã hội hóa vì việc xuất bản các sách này không mang lại lợi nhuận trực tiếp nên sẽ khó thu hút được đầu tư của xã hội. Vì thế, để việc biên dịch và xuất bản các sách này được thành công, cần thiết phải có sự tham gia của bộ, ngành liên quan; các nhà xuất bản và sự góp sức của các chuyên gia trong và ngoài nước.

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

PHÁP -DÂN TỘC "KHÓ CHỊU" NHẤT THẾ GIỚI

Bảo tàng Louvre
 Hoàng Nhu
Tia sáng
Bạn tôi làm điều phối cho một tổ chức tình nguyện ở Việt Nam khăng khăng quả quyết rằng “Pháp là một trong những dân tộc khó chịu nhất thế giới”! Tôi ở Hà Nội, ít khi gặp và tiếp xúc với người Pháp và do sự quả quyết tuyệt đối của cô bạn, tôi đã… rất đồng tình về điều mà tôi còn chưa từng mắt thấy tai nghe.
May mắn giành được suất học bổng tình nguyện qua Pháp, để chuẩn bị cho chuyến đi, tôi cũng “google” về Pháp, về đi lại, về ăn uống, mua sắm, con người, văn hóa, tất tần tật… Tôi cũng đọc cả những kinh nghiệm của những người từng du lịch Pháp, rằng ở Paris bạn phải thật cẩn thận với nạn móc túi, gây gổ, cướp giật..., phần lớn liên quan đến người da màu...
Cảm xúc đầu tiên của tôi khi đặt chân tới Paris là... chuếnh choáng như vừa uống phải rượu. Từng con đường, từng căn nhà ở nơi đây sao mà đẹp và thơ mộng tới vậy. Những căn nhà với ban-công treo đầy giọ hoa lãng mạn theo một lối rất cổ điển. Mặc dù va-li hành lý lỉnh kỉnh nhưng tôi sống chết vẫn phải mở túi, lấy máy ảnh ra chụp vài kiểu mở hàng. Đang mải mê chụp choẹt, tôi bỗng nghe có tiếng người như nói với mình “Shut your bag” (Khóa túi đồ của bạn lại), tôi nhìn xuống túi thì đúng là tôi vẫn chưa kéo khóa lại vì nghĩ để trước bụng rồi, ai lấy được nữa, tính chụp vài kiểu ảnh rồi lại cất đi, mở ra đóng vào phiền chết. Tôi quay lại nhìn người vừa nói với mình thì đó là một phụ nữ da màu. Trong lúc tôi còn mải nghĩ tới lời nhận xét của những người bạn về người da màu ở Paris thì người phụ nữ kia đã quay lưng bỏ đi. Chợt nhận ra mình chưa nói lời cám ơn, tôi vội rối rít nói với theo “merci, merci”.
Paris có hệ thống tàu điện ngầm chằng chịt với tổng số bến tàu nhiều thứ 3 thế giới, chỉ sau hệ thống tàu điện ngầm ở New York và Seoul. Metro Paris phục vụ đi lại cho khoảng 4,5 triệu lượt người mỗi ngày và do đó đường phố trên mặt đất ở Paris khá thông thoáng bởi mọi người đều… chui hết xuống lòng đất rồi! Một điều rất ngạc nhiên và thú vị ở Paris là dù tín hiệu báo người đi bộ phải dừng lại, nhưng các phương tiện như ô tô, xe máy đều dừng lại nhường cho người đi bộ qua hết họ mới đi. Tôi nói chuyện với một người bạn Pháp về điều này, anh kể tôi nghe rằng dân Thụy Sĩ còn “khủng khiếp” hơn thế. Dù cho bạn chả buồn sang đường và cứ muốn đứng ì một chỗ thì ô tô cũng “thi gan” đứng lì một chỗ cho tới khi bạn băng qua đường mới chịu đi. Tôi tưởng tượng nếu người Pháp hay Thụy Sĩ sang Việt Nam, họ buộc phải học cách... cướp đường, giành đường hoặc không thì công an sẽ hỏi thăm bạn bởi bạn đang là nguyên nhân gây ra tắc đường cục bộ…
Người Pháp nổi tiếng thế giới về lòng tự tôn ngôn ngữ của mình và do vậy không thèm học, không thèm nói, không chịu nói tiếng Anh, hoặc nếu có nói thì “như một người Pháp nói tiếng Anh”. Trước chuyến đi tôi lại chẳng chịu update mấy câu tiếng Pháp vì cứ nghĩ, ôi dào, chẳng nhẽ dân Pháp không một ai biết nói tiếng Anh, mà đâu phải khách du lịch nào cũng nói được tiếng Pháp. Vâng, đúng là tôi đã có những trải nghiệm vô cùng thú vị khi tôi hỏi một người Pháp một câu bằng tiếng Anh, họ trả lời tôi một tràng bằng tiếng Pháp. Tôi ngẩn người vì… có hiểu gì đâu, họ thấy tôi vậy thì nói bằng tiếng Anh rằng “I don’t speak English, sorry”. Rõ ràng họ phải hiểu được câu nói của con bé tội nghiệp như tôi đang lớ ngớ tìm đường thì mới nói được một tràng dài bất tận như thế chứ. Nhưng sau khi thấy bộ mặt quá ư tội nghiệp của tôi thì họ chỉ tôi ra một quầy thông tin ở gần đó và nói rằng “you go there for information”. Vâng, người Pháp “khó chịu” một cách đáng yêu như thế đấy ạ! Tôi lại luống cuống “merci, merci beaucoup”.
Vâng, còn đàn ông Pháp thì lãng mạn đến mức “khó chịu” ạ! Nhưng đó lại là câu chuyện của cá nhân tôi rồi. Nếu các bạn vẫn còn hoài nghi về những điều tôi kể, hãy tới Pháp để cảm nhận và trải nghiệm sự “khó chịu” đáng yêu đó của người Pháp!

Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012

CÁCH MẠNG PHÁP DƯỚI CÁI NHÌN HƠI BỊ MÉO CỦA SÁCH LỊCH SỬ LỚP 8


 

Trần Thị Phương Hoa
Vietstudies

Con gái tôi vừa mới bắt đầu năm học lớp 8 Trung học cơ sở. Đầu năm cháu hồ hởi khoe “Mẹ ơi, năm nay con đăng ký tham gia câu lạc bộ Lịch sử với cả Hoá học mẹ ạ”, tôi rất vui vì cháu thích môn lịch sử và hỏi xem trên lớp cháu học thế nào. Hôm đầu đã nghe cháu kêu “Cô giáo giảng nhanh lắm mẹ ạ” Hôm nay thì cháu nhăn nhó “Mẹ ơi, bài hôm nay khó quá mẹ ạ, mẹ giảng lại cho con với”. Tôi ngó vào sách thì thấy “Bài 2- Cách mạng Tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII”. Tôi thành thật chia sẻ cùng con gái “Đúng là bài này khó thật con ạ, trên thế giới đến giờ người ta vẫn tiếp tục viết sách xung quanh chủ đề này cơ mà”.

Đúng thật như vậy, Cách mạng Pháp vẫn tiếp tục là thách thức và là niềm cảm hứng vô tận cho các học giả. Riêng năm 2012 đã có hàng chục cuốn sách mới ra liên quan đến chủ đề này, trong đó có cả một cuốn từ điển mới dành riêng cho Cách mạng Pháp. “Nào để mẹ xem sách giáo khoa viết gì nào”. Tôi đọc đi đọc lại bài học dài tám trang và buột miệng “còm men” “Giới thiệu về một cuộc cách mạng lừng lẫy thế này mà đưa ra một câu giới thiệu có hai mệnh đề nhưng cả hai mệnh đề đều vô nghĩa cả. Chán!!!.

Này nhé: Sách viết “Cách mạng Pháp có những điểm giống và khác với các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới”… Ồ, trên thế gian này có 7 tỉ con người thì mỗi người đã có nét giống và khác với người khác rồi, nói chi đến một cuộc cách mạng, đây là một câu rất thừa, rất vô nghĩa. Vế tiếp theo, sách viết.. [cách mạng] có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của lịch sử. Vâng, câu này cũng chẳng làm sáng tỏ thêm được bất cứ vấn đề gì, chỉ một sự kiện nhỏ cũng có thể đem lại ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của lịch sử, đến nỗi người ta còn nói “Nếu cái mũi của Cleopat ngắn đi một chút thì lịch sử thế giới đã thay đổi”. Nghe đến đây thì chồng tôi gắt lên “Có giảng cho con thì giảng đi, cứ lý luận dài dòng”.

Khổ thân tôi, sao đang yên đang lành lại dấn thân thích thú môn lịch sử, để bây giờ khi đọc những dòng vô thưởng vô phạt, vô cảm thì cái máu yêu sử nó lại nổi lên hành hạ. “Viết thế này thì lắp cái gì vào mà chả được, còn đâu là hồn vía của cách mạng Pháp nữa hả trời”. Nhìn thấy con gái đứng thuỗn mặt ra tôi mới buồn bã nói với con “Con ạ, thường khi nói về một cuộc cách mạng, người ta phải chú trọng đến mấy điểm cốt yếu nhất: nguyên nhân cách mạng, lực lượng cách mạng và diễn biến cách mạng. Bài này có đề cập đến nhưng còn rất tản mát, chưa tập trung rõ ràng nên con thấy khó theo dõi thôi”. Ông chồng tôi lại nói với sang “Có giảng cho con thì giảng đi, sao lại chê sách giáo khoa thế”. “Cứ từ từ, để mẹ giảng xem có ra vấn đề không nào, sách viết tù mù quá”, “Lại còn cãi đài, tinh tướng”

Mặc kệ ông chồng với niềm tin mù quáng đã được nuôi dưỡng đến gần nửa thế kỷ trong con người ông ấy, tôi cố gắng nói cho con gái sao cho thật dễ hiểu “Về nguyên nhân cách mạng Pháp thì có mấy điểm sau con ạ: thứ nhất, vào cuối thế kỷ 18, cuộc cách mạng công nghiệp đang tăng tốc ở châu Âu. Pháp mặc dù muộn hơn Anh trong cuộc cách mạng này nhưng cũng đã đạt được một số thành tựu đáng kể trong thương nghiệp, trao đổi buôn bán hàng hoá. Điều này quan trọng lắm vì nó liên quan đến sự trỗi dậy của tầng lớp tư sản, lực lượng lãnh đạo cách mạng. Thứ hai, đẳng cấp thứ ba ở Pháp dần nắm quyền lực kinh tế ngày lớn. Trong sách ghi đẳng cấp thứ ba có tư sản, nông dân, bình dân… Thế con biết tư sản gồm những ai không? Gồm có chủ nhà băng, chủ doanh nghiệp, thương nhân.. những người giàu có mới nổi lên từ cuộc cách mạng công nghiệp đó… Mà mẹ nói đến nguyên nhân thứ mấy rồi nhỉ..thứ hai.. À, nguyên nhân thứ ba chính là sự bất công ngày càng tăng con ạ. Đẳng cấp tăng lữ và quý tộc chẳng đóng góp gì về kinh tế nhưng lại có mọi đặc quyền đặc lợi, ngồi mát ăn bát vàng ấy. Còn đẳng cấp thứ ba, trong đó đặc biệt là giới tư sản làm ra nhiều của cải vật chất nhưng chẳng có quyền lợi gì, phải đóng thuế hầu hạ cho bọn tăng lữ quý tộc. Bất công như thế nên phải có cách mạng để thay đổi. Nhưng tất cả những điều ấy chưa đủ, phải cần một yếu tố đặc biệt quan trọng nữa con có biết không?”

Con bé nhanh nhảu “Cần nhân dân ạ” “Uh, nhân dân thì ở đâu chả có, lúc nào chả có, nhưng không phải lúc nào cũng có cách mạng. Một trong những lực đẩy tối quan trọng là mấy ông này này, ông Vôn-te, ông Rút-xô và vài ông nữa, những người đã tạo ra cả trào lưu Khai sáng ấy. Mấy ông này có uy tín lớn lắm, cả nước Pháp đều biết và yêu quý tôn trọng mấy ông vì nhờ có các ông người ta mới biết đến khái niệm dân chủ, tự do, mới dám đấu tranh chống lại cường quyền. Mà theo con thì cách mạng Pháp khác các cuộc cách mạng khác ở điểm nào?” “Ở điểm nó diễn ra ở Paris ạ” “Uh, nó diễn ra ở Paris, là trung tâm quyền lực cao nhất của chế độ quân chủ Pháp ấy. Mà chế độ quân chủ Pháp là chế độ tập quyền nhất, chuyên chế nhất, hơn hẳn ở Anh và Hà Lan là nơi diễn ra những cuộc cách mạng đầu tiên” “Ôi mẹ nói cái gì thế, tập quyền là gì ạ”, “Đấy, là ở trong nhà cái gì cũng do bố quyết, mẹ con mình chả được quyết cái gì cả” “Tức là quyền lực tập trung hết vào tay nhà vua ấy con ạ. Nhưng cái chế độ quân chủ trông thì lộng lẫy đẹp đẽ thế này mà thối nát quá, chẳng làm ra tiền gì cả lại chuyên đi vay nợ mà tiêu xài. Ồ, đây này, sách viết là nợ đến 5 tỉ livrơ. Mà chế độ quân chủ của Pháp được coi là hình mẫu của toàn châu Âu ấy chứ, vậy nên cách mạng diễn ra rất là gay go, giằng co nhau kéo dài chứ không có đơn giản là có ngay tự do bình đẳng đâu nhé. Vua chết chưa hết chuyện”. Nói đến đây thì tôi chợt bối rối, chẳng hiểu con bé hiểu được đến đâu những vấn đề quá phức tạp như vậy, đến cả bố nó chắc gì đã hiểu cơ chứ. Tôi nghĩ và nhìn trộm ông chồng đang rung đùi dán mắt vào màn hình máy tính. “À, rồi ta còn phải bàn đến một vấn đề tối quan trọng nữa là vấn đề lực lượng cách mạng. Tất nhiên nhân dân là lực lượng chủ chốt rồi, không có dân thì lấy ai ra mà đánh nhau chứ. Nhưng yếu tố quyết định tính chất của một cuộc cách mạng là lực lượng lãnh đạo cách mạng ấy con ạ. Cách mạng Pháp được gọi là cách mạng tư sản là vì lực lượng lãnh đạo là giai cấp tư sản hoặc trung lưu. Họ lật đổ chế độ phong kiến để xây dựng một nền cộng hoà, có nghị viện đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân. Trong cuộc cách mạng Pháp thì lực lượng cách mạng thay đổi, từ những người cách mạng ôn hoà đến những người cách mạng cực đoan thay nhau dẫn dắt cách mạng. Gia-cô-banh là những người cách mạng cực đoan đấy con ạ, tức là họ dùng bạo lực để bảo vệ thành quả của cách mạng ấy”. Nói đến đây thì một lần nữa tôi lại thất vọng tràn trề với những gì mà sách giáo khoa lịch sử viết cho các con học. Này nhé sách gọi phái Gia-cô-banh là “chuyên chính dân chủ cách mạng” và đưa ra kết luận …một mình một kiểu trên thế giới này “Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao- nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh”. Không hiểu khái niệm “chuyên chính dân chủ” được lấy từ đâu ra và thế nào là “đưa cách mạng tới đỉnh cao” nữa. Trong khi đó, có đọc trăm cuốn sách của các ông Tây viết sử thì cả trăm ông đều coi Gia-cô-banh là những người cách mạng cực tả và giai đoạn ngắn ngủi (1793-1794) mà phái Gia-cô-banh với thủ lĩnh là Rô-be-spie điều hành đất nước được gọi là Reign of Terror (thời kỳ khủng bố). Để bảo vệ thành quả cách mạng, họ đã bắt giam hàng trăm ngàn người, giết và làm bị thương hàng chục ngàn người khác, hic. Nhưng rồi những ai đi ngược lại với khẩu hiệu “Tự do, bình đẳng, bác ái” đều bị loại trừ, thế nên cách mạng Pháp là một cuộc cách mạng triệt để vì nó theo đuổi đến cùng mục tiêu tự do, dân chủ cho tất cả mọi người. “Mẹ thì mẹ không thích lắm mấy ông Gia-cô-banh này đâu con ạ, vì các ông ấy bạo lực quá, toàn giết người. Điều này đã bị ông Toc-cơ-vil chê đó vì bố mẹ ông ấy suýt bị giết oan vì những người cách mạng quá nhiệt huyết này”.

“Ối giời, mẹ nói gì với con thế? Toc-cơ-vil là ông nào? Thôi, mẹ giảng gọn gọn chứ đừng bây ra thêm nữa”- ông chồng tôi lại la toáng lên. “Được rồi, còn về diễn biến của cuộc cách mạng này cũng khá là phức tạp đấy con ạ, vì nó là sự giằng co mà. Nhưng đại để có thể chia ra làm hai: giai đoạn đầu là từ năm 1789 đến 1791, đây là giai đoạn cách mạng khá ôn hoà, nghị viện được thành lập, hiến pháp được thông qua dựa trên Tuyên ngôn về nhân quyền, quyền lợi quý tộc bị thu hẹp.. Giai đoạn hai từ 1792 đến 1794, đây là giai đoạn có diễn biến phức tạp với những cao trào cách mạng, thậm chí có lúc cực đoan, cụ thể nền cộng hoà thứ nhất được thành lập (1792), Vua Louis XVI bị chém. đầu (1793), lực lượng phản cách mạng trong nước kết hợp với quân đội nước ngoài tấn công thành quả cách mạng, lực lượng cực đoan Gia-cô-banh sử dụng bạo lực trấn áp phản cách mạng nhưng dân vẫn không được hưởng tự do, bình đẳng, dân chủ, dân quyền chưa được thực thi nên lực lượng lãnh đạo ôn hoà mới lại lên thay thế. Cách mạng còn kéo dài đến năm 1799, cho đến khi Napoleon nổi lên nắm quyền lực. Nào, thế bây giờ con nắm được vấn đề chưa?” “Nhưng mà con không biết nói theo mẹ hay theo sách ạ?” “Cứ nói theo sách cho chắc con ạ”- ông chồng tôi vẫn rung đùi nói với sang. “Hừ, nói theo sách thì vui lòng cô giáo, chỉ không hiểu người Pháp sẽ nghĩ gì khi các nhà sử học Việt Nam cho rằng thời kỳ khủng bố là đỉnh cao của cuộc cách mạng Pháp?”

Tác giả gửi cho viet-studies ngày 15-9-12

 

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VỀ MINH TRIẾT TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM


 
 

NGUYỄN HỒNG TRÂN
Tạp chí Sông Hương

 

…Minh triết là sự làm sáng tỏ một cách khôn khéo những chuyện trong trời đất có liên quan đến cuộc sống vật chất và tinh thần của con người trong xã hội một cách chân thực, rộng rãi, sâu sắc và nó có những năng lượng tiềm tàng rất quý giá đối với sự phát triển tâm đức và trí tuệ con người…

 

1. Minh triết là gì?

Có nhiều định nghĩa về Minh triết theo những góc độ nhìn nhận vấn đề rộng hẹp, cao thấp, sâu nông khác nhau. Nếu theo chính gốc ngôn từ thì Minh (
) có nghĩa là sáng tỏ, Triết () có nghĩa là khôn khéo. Do đó, định nghĩa một cách đơn giản Minh triết (明哲) là sáng tỏ một cách khôn khéo. Nhưng nếu chỉ định nghĩa như thế thì khó mà hiểu nổi những hàm ý của vấn đề. Nhưng cũng có nhà nghiên cứu đã định nghĩa sâu xa về tầm nhìn văn hóa thì Minh triết là “tính chất bền vững của tâm hồn và trí tuệ dân tộc kết lắng trong chiều sâu nhất của văn hóa, luôn tỏa ánh sáng và sức nóng nuôi dưỡng nền văn hóa dân tộc”(1).

Theo tôi, định nghĩa đó rất hay và bao quát về cả giá trị và ý nghĩa của nó. Tôi xin mạo muội nêu định nghĩa theo cách nhìn của mình như sau:

Minh triết là sự làm sáng tỏ một cách khôn khéo những chuyện trong trời đất có liên quan đến cuộc sống vật chất và tinh thần của con người trong xã hội một cách chân thực, rộng rãi, sâu sắc và nó có những năng lượng tiềm tàng rất quý giá đối với sự phát triển tâm đức và trí tuệ con người.

Từ thuở bình minh của triết học phương Tây, Minh triết (Sophia, Sagesse) được tôn vinh; và các triết gia cổ đại Hy Lạp đã xem “Minh triết là của thần, là bất cập đối với con người; con người nhiều lắm chỉ có thể yêu mến, quý chuộng Minh triết. Tuy nhiên, sau thời Aristote thì các triết gia bắt đầu rời xa trực giác, tư duy lý tính chiếm lĩnh, triết học được tôn vinh và Minh triết bắt đầu mờ nhạt, thứ yếu, nếu không muốn nói là đã bị các triết gia quên lãng, coi khinh, xem thường! Nhưng về sau do khoa học càng ngày càng phát triển và đã làm sáng tỏ dần những tính chất của Minh triết rồi tự nhiên vai trò của Minh triết lại được đề cao(2).

2. Mục đích của việc tìm hiểu về Minh triết

Mục đích của Minh triết nói chung không riêng gì Minh triết Việt chính là tìm cách nối lại được những gì hoàn toàn khác biệt nhau, có đối lập nhau, thậm chí có cái mâu thuẫn với nhau rất sâu sắc. Thế nhưng khi đã hiểu được giá trị và ý nghĩa của Minh triết thì chúng ta có thể tìm ra được phương thức thích hợp để có thể làm môi trường liên kết với nhau trong mọi trường hợp, mọi quan hệ đối lập. Nghĩa là làm sao liên kết được giữa trời và đất, sáng và tối, âm và dương, cá nhân và tập thể, gia đình và xã hội, trong nước và nước ngoài, vật chất và tinh thần, ý thức và vô thức, sống và chết v.v, và cuối cùng mục đích của việc tìm hiểu về Minh triết nói chung và Minh triết Việt nói riêng là để tìm cách tạo điều kiện cho xã hội luôn lưu tâm đến thiên thời - địa lợi - nhân hòa và càng ngày càng phát triển văn minh, tình người. Từ đó mới có những suy nghĩ chân thiện, cách nhìn trong sáng, khách quan và đúng mức đến các vấn đề có tính chất Minh triết.

Vấn đề này trong thực tế ở nhiều nước cũng như ở nước ta sau này đã phần nào thực hiện được trong những hoạt động về khoa học công nghệ cũng như về xã hội. Chẳng hạn như nghiên cứu về cái sống và cái chết để làm sao sống cho ra sống và chết cho ra chết; và chết và sống đã được liên hệ với nhau nhờ một năng lượng đặc biệt của một số nhà ngoại cảm. Hoặc khi nghiên cứu về gia đình và xã hội để làm cho mối quan hệ giữa gia đình và xã hội ngày càng trở nên gắn bó có tình cảm vững bền hơn.

Còn khi tìm hiểu nghiên cứu về hai mặt đối lập âm - dương đã nẩy sinh ra nhiều điều thú vị và bổ ích cả về khoa học tự nhiên cũng như về khoa học xã hội. Từ đó người ta càng thấy học thuyết về Âm Dương - Ngũ hành càng có giá trị trong thực tiễn đời sống. Tức là khi chúng ta biết nối kết hai mặt đối lập một cách đúng hướng, hợp lý thì chúng sẽ tạo ra được những năng lượng hoặc thành quả vô cùng quý giá cho công việc, cho mọi hoạt động của xã hội.

3. Những hiện tượng, sự kiện có tính chất Minh triết Việt từ xưa và nay

Thực ra Minh triết Việt không phải biệt lập riêng hoàn toàn của văn hóa Việt mà nó có pha lẫn với Minh triết của các dòng văn hóa của các nước khác, trong đó ảnh hưởng lớn nhất là nguồn văn hóa từ Trung Hoa và Ấn Độ do sự lan truyền các luồng tư tưởng Khổng Mạnh, Lão Trang ở Trung Hoa và Phật giáo từ Ấn Độ đã lưu truyền hàng ngàn năm lịch sử với nhiều bước thăng trầm, thịnh suy…

Từ đầu tộc Việt coi muôn dân trong tộc mình là con rồng, cháu tiên là mối liên quan giữa biển sông - núi non.

Tổ chức ngày tế lễ nhà thờ tộc vào dịp xuân thu hàng năm để bà con trong họ đến gặp nhau tăng thêm tình bà con họ hàng trong mối quan hệ gia đình và họ tộc cũng như việc tổ chức tế lễ, hội họp dân tại đình làng để làm cho tình làng, nghĩa xóm gắn bó với nhau hơn, quan tâm với nhau hơn “khi tối lửa tắt đèn có nhau”; khi gặp khó khăn hoạn nạn giúp nhau…

Trong thời phong kiến hằng năm nhà vua thường cho tổ chức tế lễ Đàn Xã tắc để cầu cho mưa thuận - gió hòa, ruộng đồng tươi tốt; Quốc thái, dân an.

Đặc biệt trong hơn mười năm nay, xuất hiện các nhà ngoại cảm đã làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề bí ẩn chưa giải mã được về mối liên quan giữa hai mặt đối lập là người sống và người chết mà không ít người cho rằng chuyện đó là mê tín.

Theo tôi được biết hiện nay ở Việt Nam đang tồn tại 5 loại người Ngoại cảm:

Trong 5 loại nhà ngoại cảm đó thì chỉ có nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng với tư cách là nhà phiên dịch cho sự tiếp xúc giữa người cõi âm và người trần gian là một phương thức ngoại cảm đặc biệt nhất. Đây chính là sự kết nối được giữa hai mặt đối lập: sống và chết.

Mặt khác, ta còn thấy trong tình cảm và lý trí của dân gian có mối liên hệ với nhau mật thiết và ý thức tinh thần đối nhân xử thế trong xã hội cho phù hợp với đạo lý của đời thường thể hiện qua một số ca dao và tục ngữ như:

Trong ca dao có những câu như:

- Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

- Chim tham ăn mắc vào vòng lưới
Cá tham mồi mắc phải lưỡi câu.

- Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

- Trăm năm bia đá cũng mòn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.


Hoặc trong tục ngữ có những câu như:

- Thương người như thể thương thân
- Môi hở răng lạnh
- Máu chảy ruột mềm
- Khôn quá, hóa dại
- Suy bụng ta, ra bụng người
- Sông có khúc, người có lúc
- Mật ngọt chết ruồi, mắm mặn không chết troi bao giờ v.v.


Phải nói rằng trong phần ca dao, tục ngữ dân gian Việt thể hiện tinh thần của Minh triết Việt đậm nét và lưu truyền bền vững hơn những nghi thức cúng bái, tế lễ…

Hiện nay trong cả nước ta đang duy trì phong trào thi đua “Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” do Ủy ban Mặt trận Trung ương đề ra đã hơn mười năm nay. Đó cũng là một hoạt động mang tính chất Minh triết nhằm tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Điều đó chính là cầu nối mối quan hệ thân thiện giữa các gia đình với cộng đồng dân cư trong các phường xã.

4. Giá trị và ý nghĩa của Minh triết Việt trong đời sống cộng đồng xã hội ngày nay

“Minh triết vì quan tâm chủ yếu đến đời sống con người, nên có khả năng điều phối các mối quan hệ giữa người và người để giữ cho xã hội ổn định, một yêu cầu quan trọng không kém yêu cầu phát triển. Như thế, Minh triết có vai trò duy trì nền tảng đạo đức cho xã hội”(3).

Nhiều nhà nghiên cứu về Minh triết cho rằng: Minh triết trong vốn trí tuệ và tâm linh của chúng ta không tách rời Minh triết nhân loại bao gồm Minh triết của nhiều nền văn minh, nhiều khu vực văn hóa, tôn giáo. Ngay trong bản thân Minh triết lưu hành ở Việt Nam có thể tìm thấy nhiều vết tích vang vọng của Minh triết những nền văn hóa, văn minh khác. Người Việt không thể không tìm hiểu Minh triết của những nền văn hóa khác. Công việc này giúp chúng ta thấy được rõ hơn, tinh tế hơn bản sắc riêng của mình, đồng thời thấy được tính phổ quát của Minh triết, thấy được cái chung giữa ta và người.

“Những biểu hiện của minh triết có tính chất tổng thể: vừa là chân, là mỹ, là thiện; vừa là tri thức, là kinh nghiệm; vừa là trí tuệ, là tâm hồn, lá ý chí; vừa là vốn sống, lối sống, phương pháp tư duy...”(4).

Nhờ có nhận thức đúng đắn về Minh triết mà các nhà ngoại cảm hiện đại được xuất hiện công khai. Nhờ đó ta khám phá thêm được nhiều điều bí ẩn thuộc về tâm linh. Từ đó ra đời một Trung tâm nghiên cứu, khảo sát về các vấn đề ngoại cảm và các nhà ngoại cảm cũng đã đóng góp nhiều điều bổ ích cho xã hội như việc tìm kiếm hài cốt các liệt sĩ, phát hiện được những ngôi mộ cổ chính xác, hoặc giúp cho ngành điều tra của CA có thêm những căn cứ để tập trung phá án, rút ngắn được thời gian điều tra tội phạm v.v.

Triết gia Kim Định (1914 - 1997) bằng dự cảm thiên tài, bằng chiêm nghiệm, quán tưởng, giải mã những truyền thuyết, huyền thoại Việt đã phát kiến ra bản sắc của văn hóa Việt với những đặc trưng sau:

“Nền văn hóa nguyên sơ của người Việt, mà ông gọi là Nguyên Nho với nội dung: Nhân chủ, Thái hòa, Tâm linh. Việt Nho quan niệm trong tam tài thiên - địa - nhân thì con người là chủ. Trong vị trí chủ nhân, con người phải sống thái hòa với nhau và với thiên nhiên. Con người không chỉ là thể xác vật chất mà còn sống trong tâm linh, trong tương quan với những thế giới siêu nhiên khác… Để được như trên, con người phải sống tích cực, tận tâm tận lực làm việc cho mục đích hướng thiện, theo lẽ an nhiên, an hòa của lòng mình hợp với sự vận hành của vũ trụ.

Đấy chính là hạt nhân Minh triết tồn tại trong tầng sâu văn hóa Việt. Và cũng chính những hạt nhân này tỏa năng lượng nuôi sống văn hóa Việt hàng vạn năm nay(5).

Theo quan niệm về giá trị và ý nghĩa của Minh triết Việt là thể hiện rõ nét ở các vấn đề sau:

a) Con người Minh triết phải là con người có lương tâm, biết người, biết mình, biết đối nhân xử thế tinh tế công bằng và hợp lệ.

- Về con người Minh triết, có thể hiểu đó là con người khôn ngoan, có lương tri, biết điều và hẳn hoi (có lẽ chữ “hẳn hoi” này gần nghĩa với chữ “đàng hoàng” - con người Minh triết là đàng hoàng, hẳn hoi). Còn một nhà lãnh đạo Minh triết là người “càng ít sử dụng quyền lực thì quyền lực càng lớn” như nhà khai quốc Thomas Jefferson từng viết; hãy thể hiện được “nói đi đôi với làm” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói nhiều lần với các tầng lớp trong xã hội(6).

b) Gia đình Minh triết là gia đình trên thuận dưới hòa, cả nhà đoàn kết để làm ăn phát đạt và có quan hệ gắn bó với bà con họ tộc, xóm làng.

Ngày xưa cũng như bây giờ còn tồn tại những gia đình sống chung với nhau đến 4-5 thế hệ. Nếu trong một nhà có đến 4 - 5 thế hệ là rất quý hiếm. Người ta thường gọi “Tứ đại đồng đường”, “Ngũ đại đồng đường”. Điều đó nói lên rằng, quan hệ tình cảm giữa các thế hệ rất mật thiết, mọi thành viên trong gia đình biết sống vì nhau, cho nhau rất thuận hòa, yên ổn.

Vì vậy, muốn có được mọi gia đình trên thuận dưới hòa và biết đối xử tử tế nhau và với bà con họ hàng làng xóm thì mọi người trong gia đình phải biết tôn ty trật tự. Người bề trên phải sống gương mẫu cho bề dưới noi theo và tôn trọng lẫn nhau. Muốn làm được điều đó không dễ chút nào. Phải có sự tham gia của ngành giáo dục cũng như các ngành chức năng khác, các đoàn thể trong cộng đồng dân cư mới có thể làm tốt được việc tạo thành nhiều gia đình Minh triết.

c) Xã hội Minh triết là xã hội dân chủ, mọi quyền lợi và nghĩa vụ của người dân đều được tôn trọng và bảo đảm thực sự.

Trước tiên trong xã hội phải làm sao cho có đạo đời. Đạo đời thường có ng- hĩa là công ăn, việc làm, ý nghĩ, vui chơi, giải trí, thỏa mãn nhu cầu cả vật chất cả văn hóa, tinh thần cả thân xác cả tâm linh của con người. Nghĩa là những nhu cầu cá nhân và xã hội bình thường của nhân dân.

Vấn đề Minh triết sẽ đóng góp xứng đáng vai trò của mình trong việc xây dựng những vấn đề cốt lõi có tính chiến lược bền vững để phát triển toàn diện cho đất nước Việt Nam. Con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội được soi rọi bằng tư tưởng Minh triết từ truyền thống đến hiện đại như thế nào sẽ được thuyết phục nhờ Minh triết.

Hiện nay đang tồn tại tình trạng kinh kế hóa nhiều lĩnh vực, thời kỳ hiện đại này đang xuất hiện cả kinh tế tri thức. Trên thế giới tiếng nói của những học giả lỗi lạc đòi hỏi cải tạo một cách cơ bản nền giáo dục hiện nay thành nền “giáo dục Minh triết” còn hết sức yếu ớt. Không mấy ai quan tâm đến nguyên lý giáo dục của Gandhi được đề ra từ đầu thế kỷ trước: “Giáo dục cơ sở phải lấy Minh triết và lòng thiện làm nền tảng”.

“Những biểu hiện của Minh triết có tính chất tổng thể: vừa là chân, là mỹ, là thiện; vừa là tri thức, là kinh nghiệm; vừa là trí tuệ, là tâm hồn, là ý chí; vừa là vốn sống, lối sống, phương pháp tư duy...”(7).

5. Tác dụng của việc nghiên cứu Minh triết ở Việt Nam

Nếu ở Việt Nam ta quan tâm tích cực nghiên cứu nghiêm chỉnh và chu đáo vấn đề Minh triết thì sẽ làm cho Minh triết Việt ngày càng rõ nét hơn và có nhiều tác dụng thiết thực hơn về mọi mặt trong xã hội. Điều đó sẽ đem lại những hệ quả thực sự có giá trị cho các lĩnh vực sau:

a) Nâng cao tầm nhận thức cho mọi người về những vấn đề chính trị - xã hội một cách tinh tế, đúng mức, hợp tình, hợp lý hơn.

Ngô Thì Sĩ (1740 - 1786) một sĩ phu lớn của thế kỷ XVIII đã nói một câu thật chí lý mà chúng ta chưa đánh giá hết tầm cỡ của nó: “Có một giá trị Minh triết Việt cần được đưa vào hệ nhận thức về lý luận phát triển”. Cũng như Phan Huy Chú, một sĩ phu khác đã đưa ý kiến vào sách của mình: “Đem Đạo Thánh Hiền để quở trách thói đời không bằng đem Đạo đời thường để cảm hóa lòng người”(8).

Minh triết phải làm cho mọi người thực sự hiểu về đạo đời thì mọi việc sẽ thành công và thuận lợi. Bởi vì trong xã hội ta ngày nay vẫn còn có tình trạng một số người có quyền hành danh vị đã áp đặt dân chúng phải làm theo ý mình. Tình trạng thiếu dân chủ ở cơ sở, ở các ngành là phổ biến. Do đó cần phải thực hiện tốt các quy chế dân chủ ở mọi nơi và tôn trọng sự phản biện của dân từ cơ sở về những vấn đề chính trị và xã hội.

b) Phát triển đúng hướng và sáng tạo không ngừng trong mọi ngành về khoa học kỹ thuật công nghệ cũng như về văn hóa đời sống.

Nhờ sự khai thông được mạch ngầm dòng chảy tính chất của Minh triết mà các nhà khoa học đã sáng chế ra được máy siêu âm. Vì chính Minh triết đã nói lên rằng làm sáng tỏ đến cùng các mặt đối lập và liên kết lại với nhau sẽ tạo ra nhưng hệ quả có giá trị phục vụ cho lợi ích của con người. Trong trường hợp tạo ra máy siêu âm chính là mối liên kết giữa hai mặt đối lập là cái hiện và cái khuất.

Trong nông nghiệp, người ta đã lợi dụng cặp đối lập Tĩnh và Động để tạo ra guồng xe nước để đưa nước từ dòng sông, suối chảy vào đồng ruộng. Sau này khoa học phát triển, người làm các nhà máy thủy điện để lợi dụng dòng chảy của nước qua các tổ tuốc-bin quay để phát ra điện phục vụ cho đời sống và nhiều ngành nghề trong xã hội.

Chúng ta cũng thấy trong thực tế về sản xuất nông nghiệp có hai mặt đối lập được mất. Không bao giờ được mùa mãi mà phải có mất mùa do sâu bệnh hoặc thời tiết. Vì thế người ta tìm cách hạn chế, làm suy giảm phần mất bằng cách lai tạo các giống mới có khả năng chịu hạn hoặc kháng bệnh tật, hoặc phun thuốc trừ sâu…

Trong truyền thông cũng nhờ tư duy từ Minh triết mà người ta sáng chế ra máy truyền hình, rồi sau này là các loại điện thoại di động. Đó cũng nhờ tư duy từ hai mặt đối lập Hữu tuyến - Vô tuyến (Có - Không).

Về Kinh tế, hai mặt đối lập như trong việc kinh doanh thất bại và thành công, trong thương mại chuyện lời và lỗ nhờ có tư duy Minh triết thì sẽ biết cách xử lý khôn ngoan trong mọi tình huống mà không quá lạc quan khi thành công lớn và cũng không bi quan khi thất bại nặng nề.

Về đời sống con người trong xã hội cũng có nhiều điều liên quan đến các mặt đối lập. Chỉ xin đề cập đến cặp đối lập sống chết. Vì tốc độ người sinh ra nhiều do ảnh hưởng đến môi trường sống sẽ gây ra nhiều loại bệnh làm chết bớt đi. Các loài vật gà vịt, lợn bò… cũng thế, khi phát triển quá nhiều thì có dịch bệnh phát sinh để chết bớt đi. Vì vậy chúng ta phải tìm cách để làm suy giảm sự chết chóc thiệt hại đó, chứ không thể tiêu diệt dịch bệnh đó hoàn toàn được. Nó vẫn ngấm ngầm tồn tại. Điều đó là quá thực tế ai trong xã hội cũng đã thấy.

Trong khoa học công nghệ tin học, chúng ta cũng nghe thấy có các loại vi rút phá hoại máy tính. Đó cũng là chuyện tác động giữa hai mặt đối lập Phát triểnkìm hãm. Vì tốc độ phát triển của công nghệ thông tin quá nhảy vọt, các loại máy tính đa dạng có chức năng và tốc độ cao nên xuất hiện các loại vi rút để kìm hãm sự “lộng hành” của các loại máy tính. Vật vô tri vô giác chế tạo bằng những vật liệu đặc biệt và chứa những lập trình tinh vi và có hàng rào bảo vệ, thế mà vẫn bị những kẻ tin tặc thâm nhập vào phá hoại được.

Phải nói rằng, không có việc gì trong con người cũng như trong xã hội mà không tồn tại hai mặt đối lập nhau cả. Khi thì mặt này thịnh mặt kia suy rồi ngược lại. Đó là quy luật tự nhiên có tính cạnh tranh nhau để tồn tại. Người có Minh triết sẽ biết cách điều khiển cho cái nào thịnh cái nào suy để có tác dụng tích cực cho mọi hoạt động sinh tồn trong xã hội. Cũng đừng ảo tưởng rằng, chúng ta sẽ tiêu diệt được cái tiêu cực trong xã hội. Không bao giờ làm được như vậy mà chỉ làm cho mặt tiêu cực suy giảm đi để khỏi ảnh hưởng xấu đến xã hội mà thôi.

Mỗi người dân Việt cần Minh triết Việt để sống làm người. Thế giới ngày càng trở nên phức tạp trong các mối quan hệ, con người càng cần Minh triết. Các nhà lãnh đạo đất nước cần phải hiểu biết Minh triết. Tiến sĩ Lloyd Bruce khẳng định: “Những người lãnh đạo (điều hành vi mô và vĩ mô) nếu không biết Minh triết và ứng dụng Minh triết sẽ phải trả giá đắt cho sự vô tâm của mình”(9).

Giá trị Minh triết nhằm định hướng, định phẩm, định hình một quy trình phát triển là phải lấy đời thường làm trọng. Coi đạo đời thường là cần thiết, có ích, là đúng và tốt hơn cả. Từ đó mới có cơ sở vững chắc để phát triển những cái có tầm cao. Nghĩa là từ vi mô phải hướng lên vĩ mô, rồi từ vĩ mô phải soi rọi xuống vi mô để làm tăng chất lượng của sự phát triển vi mô.

Có thể nói Minh triết là một lâu đài văn hóa thiêng liêng chứa đựng tiềm năng ẩn hiện nhiều điều hữu ích và lý thú cho cuộc sống con người. Nếu chúng ta quan tâm tích cực đến Minh triết thì hãy mạnh dạn chăm lo và khám phá lâu đài đó để xem bên trong có những cái gì giúp ích được cho tâm hồn, trí tuệ và năng lực của con người được rộng mở, chan hòa và xã hội thì được thăng hoa, phát triển. Từ đó mọi người mới có ý thức tinh thần thường xuyên nuôi dưỡng, vun đắp xây dựng cho Minh triết Việt được lan tỏa sâu rộng trong lòng mọi người dân ở mọi giai tầng, thế hệ trong xã hội.

N.H.T
(SH283/09-12)



...............................................
(1) Hà Văn Thùy: Tranh luận với François Jullien; “quan niệm về Minh triết”- ghi lại buổi nói chuyện của Giáo sư F. Jullien tại Trung tâm Minh triết Việt Nam ngày 8.9.2008 ở Hà Nội.
(2) Trungtamhotong.org: “Phật giáo đóng góp gì cho Minh triết Việt”.
(3) Giáp Văn Dương: “Minh triết và hạ tầng tư duy” tr.5; nguồn: TuanVietNam.Net, ngày 10/8/2009.
(4) GS. Hoàng Ngọc Hiến: “Tìm về Minh triết Việt Nam”; kỷ yếu Hội thảo Minh triết tại Hà Nội ngày - 2008, do Bùi Dũng lược ghi đăng trên Tuần VietnamNet, tr.3.
(5) Hà Văn Thùy: “Hành trình tìm lại cội nguồn”. Nxb Văn học, 2008, tr. đầu.
(6) Nguyễn Khắc Mai: Vài cảm nhận giá trị Minh triết của Đông Kinh Nghĩa Thục; nguồn: Tapchisonghuong.com.vn - SH 221 - 07 - 2007 begin_of_the_skype_highlighting 221 - 07 - 2007 end_of_the_skype_highlighting.
(7) GS. Hoàng Ngọc Hiến: “Tìm về Minh triết Việt Nam”; kỷ yếu Hội thảo Minh triết tại Hà Nội, do Bùi Dũng lược ghi và đăng trên Tuần Vietnam net, tr.3.
(8) Nguyễn Khắc Mai: “Vài cảm nhận giá trị Minh triết của Đông Kinh Nghĩa Thục”. Nguồn: Tapchisonghuong.com.vn - SH 221 - 07 - 2007 begin_of_the_skype_highlighting 221 - 07 - 2007 end_of_the_skype_highlighting.
(9) Trần Nhượng: “Minh triết và phát triển”. Nguồn: Trannhuong.com.

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012

ĐI TÌM MỘT DỊNH NGHĨA VỀ TÔN GIÁO


 Stephanô Nguyễn Mạnh Khả

Ðây thực ra là một vấn đề không hề đơn giản và dễ dàng như chúng ta thường nghĩ. Có dễ dàng chăng cho chính riêng tôi là một định nghĩa về Kitô giáo, hoặc đơn giản hơn, là một định nghĩa về đạo Công Giáo. Công việc này có lẽ với tôi không khó cho bằng một định nghĩa chung về tôn giáo. Lý do thật đơn giản là vì bản thân tôi được sinh ra và lớn lên trong một gia đình Công Giáo. Sự khó khăn trong việc đi tìm một định nghĩa chung cho hai chữ Tôn Giáo này có lẽ cũng đúng cho trường hợp của một tín hữu Phật Giáo hoặc Cao Ðài, Hòa Hảo, bởi lẽ cái nhìn của họ về tôn giáo cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi đức tin họ đã được tiếp nhận học hỏi.
Sự kiện nhãn quan của mỗi người luôn luôn bị uốn nắn, ảnh hưởng bởi tất cả những gì họ lãnh nhận từ bên ngoài cho ta thấy rõ hai cấu tố tạo thành cuộc sống và cấu trúc suy nghĩ, hành động của con người. Là một con người, trước hết nửa phần của con người của tôi được cấu thành như một sản phẩm phát triển thuộc về sinh vật hay thiên nhiên. Nửa phần kia được tạo nên hay hun đúc bởi những yếu tố đến từ bên ngoài, đó là môi trường giáo dục, huấn luyện, hay những ảnh hưởng văn hóa. Vì thế để có thể tìm một định nghĩa chung cho hai chữ tôn giáo, tôi không thể không nhìn nhận rằng định nghĩa tôi có thể tìm ra được sẽ phản ảnh phần nào bởi chính động lực tự nhiên tiềm tàng sẵn có trong con người tôi hoặc bởi chính những tư tưởng, hoạt động, hay cái nhìn tôi đã thu nhận được trong quá trình học hỏi, hoặc có thể bởI cả hai yếu tố trên. Bởi vậy, nỗ lực tìm một định nghĩa tổng quát về tôn giáo trong bài viết này sẽ là một cuộc khảo sát về bản chất của tôn giáo như là một động lực thúc đẩy tự nhiên sẵn có trong thâm tâm mỗi con người, hay tôn giáo như một yếu tố con người tiếp thu từ bên ngoài do nhu cầu cá nhân hay tập thể thúc đẩy.
Như một yếu tố phát xuất từ bên trong tâm hồn con người mà chúng ta có thể gọi là sự kiện tiền nghiệm (1), chúng ta có thể tự hỏi sự hiện diện của tôn giáo có thể được coi là một sự kiện gắn liền với bản chất của con người và tự phát dưới hình thái của một niềm tin thiêng liêng, những nghi lễ, những quy tắc luân lý, và cả dưới hình thức hội họp chung của cộng đoàn không? Và tôn giáo có phải là một cảm tính, một trực nghiệm, một hình ảnh, hay một ý tưởng phát xuất từ trong tâm tính tự nhiên của con người hay không? Ðể câu trả lời có thể đi sát với thực tại của vấn đề theo nhận định chung của mọi người, chúng ta phải nhận định rằng tôn giáo bắt nguồn từ bản chất của con người như môt động lực vô định hình luôn thúc đẩy con người đi tìm một sự giải thích hay một ý nghĩa cho sự hiện hữu của mình giữa vũ trụ vạn vật và trong tương quan với đồng loại. Cùng hiện diện với động lực này như mặt thứ hai của một đồng tiền là cảm nhận yếu đuối bất lực phải phụ thuộc hay nương tựa vào một thực tại siêu việt, một thực tại nằm ngoài tầm với của con người nhưng lại có một ảnh hưởng bao quát và sâu xa trên sự hiện hữu của con người.
Thế nhưng có phải tất cả chúng ta đều đồng ý với nhau rằng tất cả mỗi người trong chúng ta đều cảm nhận được sự hiện diện của động lực này và nội dung của cảm nhận của mỗi chúng ta đều giống như nhau. Ðể trả lời chúng ta phải khởi đi từ sự kiện con người là hữu thể có nhận thức và tự nhận thức được chính mình. Với ý thức hoặc hiểu biết, con người có thể nhìn ra được điều gì đang xảy ra chung quanh mình, cho mình, cũng như có thể tự nhìn ra mình là ai, là gì, và mình phải làm gì trong tương quan với vạn vật và đồng loại. Những tác động đó có thể được coi như thuần túy nhắm đến mục đích sinh tồn và phát triển: biết người, biết ta, biết vạn vật là coi như đã biết làm thế nào để đạt được phúc lợi cho mình. Chính trong quá trình tìm hiểu thế giới bên trong và thế giới bên ngoài như vậy mà tâm thức và tâm thức phản tỉnh của con người đã tự nghiệm ra và cố gắng tìm câu trả lời cũng như một sự giải thích cho sự hiện hữu của mình, nguồn gốc, định mệnh của mình, và cho sự việc phải đối đầu với nghịch cảnh của cuộc đời như đau khổ, bệnh tật, chết chóc, sự dữ, bất công. Và chỉ khi nào tìm ra được một ý nghĩa cho cuộc đời, con người mới thực sự can đảm dấn bước trong cuộc hành trình của cuộc đời với chân giá trị tự đặt định cho mình. Như vậy, con người có thể được gọi là ''sinh vật biết ban phát ý nghĩạ''(2)
Tuy nhiên, tới đây chúng ta có thể đặt thêm một câu hỏi là cảm nghiệm về một sự liên hệ với một thực tại siêu việt có nhất thiết phải là một thành phần nội tại gắn liền với động lực đi tìm ý nghĩa cho cuộc sống hay không. Ở đây một thực tại siêu việt mang ý nghĩa của một sự vật, sự việc, một thực thể nào đó vượt trên thế giới giác quan thông thường của con người, hay một mầu nhiệm siêu nhiên, một đấng thánh thiêng nào đó.(3) Câu hỏi trên có thể được triển khai thêm với câu khẳng định rằng con người là loài có ý thức tôn giáọ Như vậy ta có thể nói rằng con người mang sẵn trong mình ''một khao khát nội tạí' hay ''một khả năng bẩm sinh'' hướng về cảm nghiệm tôn giáo hay không?(4)
Thực ra phương cách giải quyết vấn đề theo lối tiền nghiệm khởi đi từ bản chất và nguồn gốc của sự cảm nghiệm tôn giáo của con người thường đưa đến nhiều tranh cãi nếu cảm nhận đó được coi như vốn sẵn có từ trong thâm tâm và hiện diện như một cảm tính hay một động lực thúc đẩy con người đi tìm kiếm và thiết lập liên hệ với một đấng siêu việt hoặc một sự thánh thiêng nào đó. Dưới cái nhìn của Freud, nhu cầu đi tìm ý nghĩa cho cuộc đời nơi con người có thể là một nhu cầu căn cơ có thật và tiềm tàng nơi bản chất của con người. Nhưng hình ảnh hoặc ý niệm của một đấng siêu nhiên hoặc của một vị thần thánh vẫn chỉ là một lựa chọn hay một ảo tưởng được tạo ra như sản phẩm của những suy nghĩ mang tính chất ước ao mơ mộng của con nít. Ðối với Marx, tôn giáo hiểu như là một sự cổ võ cho sự lệ thuộc hoặc sự hoàn toàn hướng về đời sau, tác động như một thứ thuốc phiện ru ngủ sự phấn đấu của con người. Bị đặt trong hoàn cảnh bất lực, con người thường tự tạo ra cho chính mình những ảo ảnh thiêng liêng về một đấng thần thiêng và rồi chạy đến cầu khẩn xin trợ giúp với tác phẩm tưởng tượng đó của mình. Ngoài ra, có thể sẽ có không ít người không hề cảm nhận thấy một nhu cầu nội tại nào cần phải có một liên hệ với một đấng thiêng liêng nào cả, tuy họ vẫn cảm nhận thấy có một động lực thúc đẩy trong con người của họ để đi tìm ý nghĩa cho cuộc sống nếu họ không muốn thấy mình phải đương đầu với sự đe dọa bị bơ vơ lạc lõng trong cuộc đời. Ðối với những người này, tiền bạc, thú vui, danh vọng rất dễ dàng biến thành những ngọn nguồn trao ban ý nghĩa hoặc đặt định mục đích cho cuộc sống của họ.
Những khó khăn mà chúng ta gặp phải trong nỗ lực đi tìm một lời giải thích cho sự cảm nhận tôn giáo tiền nghiệm về một nhu cầu liên hệ với đấng thiêng liêng đòi hỏi chúng ta phải tìm đến một phương cách khác. Phương cách này không gì khác hơn là sự giải quyết vấn đề dựa vào những cảm nhận hay kinh nghiệm phụ thuộc có nghĩa là những cảm nhận hay kinh nghiệm đến từ những cảm nhận căn bản hay từ những nhu cầu căn cơ nhất của con người. Theo hướng giải quyết vấn đề như vậy, chúng ta có thể khởi đi từ những kinh nghiệm về những hiện tượng tôn giáo xảy ra trong cuộc sống thực tế của chính chúng tạ Ðể trả lời cho sự chối bỏ sự hiện diện của sự cảm nhận tôn giáo tại bản chất căn cơ của con người, môt sự chối bỏ được nghiên cứu và công bố như những định luật khoa học của chủ thuyết vô thần, chủ thuyết Marxism, chủ thuyết của Freud, chủ thuyết duy khoa học, hay chủ thuyết duy vật, chúng ta có thể quả quyết rằng sự tồn tại lâu dài và sự thích ứng mau lẹ và hợp lẽ của tôn giáo đối với những biến đổi của xã hội và văn hoá đã chứng tỏ một cách mạnh mẽ là cảm nhận tôn giáo phát xuất tự căn nguyên của thân phận con ngườị(5) Cũng vậy, nếu tôn giáo được coi là một trong những nỗ lực của con ngưới nhắm đến việc tìm cho được một ý nghĩa cho cuộc sống, thì chắc chắn tôn giáo phải là nỗ lực kiên cường, bền bỉ, và thỏa đáng nhất khi so sánh với triết học và khoa học.(6)
Với những suy luận rút ra từ những khó khăn nêu trên của hai giải pháp tiền nghiệm và suy luận từ kinh nghiệm, vấn đề nêu ra cho một định nghĩa tổng quát về tôn giáo, như chúng ta thấy, vẫn là một chuyện nan giải. Lý do thứ nhất của sự khó khăn này là sự vô định hình của ước muốn căn nguyên của con người trong việc đi tìm một ý nghĩa cho cuộc sống. Chính với tính vô định hình này mà ước muốn mong tìm ý nghĩa sống đã có thể được thể hiện, tức là được mặc cho một hình thái, một nội dung hoàn toàn tùy thuộc vào chủ thể của ước muốn đó. Nói cách khác, đây là vấn đề của một ước muốn, một cảm nhận được theo đuổi bằng nhiều cách khác biệt và do đó sẽ được cắt nghĩa đôi khi tương phản lẫn nhau. Như đã trình bày ở trên, tôn giáo cũng chỉ được coi là một trong những nỗ lực hoặc câu trả lời dù là câu trả lời thỏa đáng cho ước vọng nàỵ Và vì thế ước muốn đi tìm ý nghĩa cho cuộc sống vẫn không được coi là yếu tố duy nhất thuộc về tôn giáo, có nghĩa là không phải chỉ nơi tôn giáo người ta mới thấy có niềm ước vọng nàỵ Lý do khó khăn thứ hai hệ tại nơi sự bất đồng ý kiến về bản chất nội tại của hướng vọng của con người đối với một đấng siêu việt hay một thực tại thần thiêng. Tuy nhiên chúng ta vẫn không thể đi ra ngoài khuôn khổ của hai ước vọng căn bản đó của con người trong việc đi tìm một định nghĩa tổng quát cho vấn đề tôn giáo. Và nếu chúng ta muốn giảm thiểu tối đa những trở ngại khó khăn căn bản, phương cách giải quyết của chúng ta sẽ phải là những suy luận từ kinh nghiệm đến từ những sự thể hiện phụ thuộc của những cảm nhận căn nguyên. Từ tiền đề trên, chúng ta có thể đề ra hai đường lối hay hai cách thức để định nghĩa hai chữ tôn giáo.
Trọng tâm thứ nhất liên quan đến nhu cầu căn bản của con người hướng về ý nghĩa của cuộc sống và một lời giải thích cho những vấn nạn của đời người. Chúng ta có thể gọi cách thức này là cách thức định nghĩa dựa theo những chức năng của tôn giáọ Ðặt qua một bên yếu tố căn bản nhất của tôn giáo, yếu tố được coi như căn nguyên hình thành của tôn giáo, đó là sự liên quan đến đấng siêu việt hay một thực tại siêu nhiên, có lẽ chúng ta sẽ chú ý ngay đến những nhiệm vụ của tôn giáo trong việc đáp ứng với nhu cầu tìm lời giải thích cho sự hiện hữu của con người; nói cách khác, chúng ta đang đề cập đến cứu cánh của tôn giáo để từ đó có thể đi đến một định nghĩa xác hợp cho vấn đề tôn giáo.
Theo ý nghĩa trên, tôn giáo được coi như một phương tiện hay một môi trường mà nhờ đó con người có thể tìm ra được ''một hệ thống biểu trưng'' để xử dụng như một sơ đồ hoạch định cho việc tìm hiểu về thế giới vũ trụ.(7) Tôn giáo, như Paul Tillich đã định nghĩa, là ''sự quan tâm chủ yếu cuối cùng theo nghĩa rộng nhất và cơ bản nhất của từ ngữ.''(8) Như vậy, với một cái nhìn tinh tế và bao quát nhất về tôn giáo theo quan niệm tôn giáo là một câu trả lời cho công cuộc truy tầm ý nghĩa sống của con người, tôn giáo được coi là một hệ thống chuyên chở ý nghĩa nhằm đáp ứng mọi nhu cầu tri thức, tình cảm, và xã hội của con người. Như Roger Schmidt đã vạch ra, nhiệm vụ tri thức của tôn giáo là cung cấp cho con người một lời giải thích về ''căn nguyên và sự vận hành của vạn vật.''(9) Dưới cái nhìn mang tính cách vũ trụ học và thần học của tôn giáo, con người hy vọng có thể tìm ra được vị thế hay chỗ đứng của mình trong vũ trụ cùng với định mệnh của mình trong cuộc đờị Mang hình thái của những tín lý, giáo lý, hay niềm tin, tôn giáo là câu trả lời cho trí óc tìm tòi học hỏi, khao khát hiểu biết của con người về chính mình, về người khác, và về vũ trụ. Thêm vào những niềm tin hay những tri thức này, những sinh hoạt nghi lễ, phụng vụ và những cuộc tạo dựng hay nhóm họp cộng đồng mang lại sự trợ giúp cho con người trong việc bày tỏ, phát biểu, diễn tả những cảm xúc của mình trong việc đối đầu với những vấn nạn của của cuộc đời như đau khổ, lo lắng, sợ hãi, buồn phiền, hay vui mừng.(10) Cũng vậy, khung cảnh sinh hoạt mang tính cách xã hội của tôn giáo đã góp phần không ít vào sự ổn định và điều hòa xã hội nhờ việc đem đến cho cá nhân con người một ý nghĩa sâu xa của sư tương giao với người khác, một căn tính mà cá nhân con người cảm thấy có nhiều giá trị, và một nền luân lý giúp con người sống trổi vượt hơn vạn vật vũ trụ. Thật vậy, trong khung cảnh sinh hoạt hợp quần này, cộng đồng tôn giáo hoạt động như một nguồn trợ lực và khuyến khích thúc đẩy đối với mỗi cá nhân bằng những hoạt động như chia sẻ cùng một niềm tin hay thi hành cùng một nghi lễ tôn giáo.(11)
Tuy nhiên, sự khó khăn tồn đọng trong định nghĩa dựa vào chức năng tôn giáo, như đã nói ở những phần trên, phát sinh từ tính vô định hình hay tính bao quát của tôn giáo. Nói cách khác, định nghĩa theo phương pháp dựa trên chức năng của tôn giáo đã vô hình trung bao gồm quá nhiều hiện tượng và tình huống sinh hoạt xã hội của con người đến mức trở thành quá rộng rãi và mơ hồ. Mức độ bao quát này cho phép chúng ta có thể nói rằng dựa trên chức năng nhằm tìm ra ý nghĩa cuộc sống, bất kỳ nỗ lực hay công trình nào của con người cũng đều có thể dễ dàng được xếp chung vào cùng một phạm trù với tôn giáo. Triết học chắc chắn cũng sẽ được coi như là một cố gắng của con người nhắm tới mục đích cắt nghĩa ''căn nguyên và sự vận hành của vạn vật.'' Khoa học sẽ là một quyết tâm khác với cùng một trọng tâm là mang lại ý nghĩa cho tất cả mọi biến cố xảy ra chung quanh chúng ta và ngay trong chính con người chúng ta. Như một ví dụ, chủ nghĩa Marxism, một chủ thuyết vô thần, đã có thể lôi cuốn được rất nhiều người bởi việc đã đem lại cho họ một viễn ảnh của nguồn gốc và định mệnh con người cũng như đã tạo cho họ một cơ hội, một môi trường giúp họ nói lên được những uất ức đối kháng với thực tại chung quanh, một cách thức để hành xử, và hơn nữa đã tạo dựng cho họ một sự kết đoàn cần thiết cho nhu cầu quan trọng của cá nhân con ngườI, đó là nhu cầu cần có một căn tính mang nhiều ý nghĩa và một niềm tin vào chân lý tự tìm ra và theo đuổi. Suy luận tới đây, chúng ta có thể nhận ra được sự liên hệ mật thiết giữa yếu tố kế tiếp, là yếu tố của sự liên quan của con người với đấng siêu việt, và yếu tố của động lực đi tìm ý nghĩa sống. Yếu tố thứ hai kể trên là điều kiện ắt có, và yếu tố thứ nhất là điều kiện đủ cho một định nghĩa tổng quát về tôn giáo.
Thực vậy, chúng ta phải tự hỏi rằng làm cách nào chúng ta có thể phân biệt được sự khác biệt giữa nỗ lực mang tính cách tôn giáo và nỗ lực mang những tính cách không tôn giáo trong vấn nạn của sự hiện hữu của con người. Bởi lẽ chủ thuyết Marxism, là một ý thức hệ trần tục hay một vũ trụ quan vô thần, vẫn có thể dễ dàng hoạt động với tư cách một tôn giáo. Do đó chúng ta sẽ thấy yếu tố của sự liên quan đến đấng siêu việt đóng một vai trò thiết yếu cho việc phân biệt nói trên. Ðặt qua một bên điểm bất đồng còn tồn tại về thực chất của cảm nhận căn nguyên của con người hướng về đấng siêu việt, chúng ta có thể đi đến một định nghĩa rõ nét và chủ yếu hơn về tôn giáo, một định nghĩa làm nổi bật nét đặc thù của tôn giáo. Nét đặc thù đó không gì khác hơn là chiều kích vươn cao của con người theo hướng thẳng đứng trong liên quan giữa con người và đấng siêu việt như vẫn được đề cập tới ở các phần trên. Chiều kích này được diễn tả đầy đủ trong định nghĩa của Luther về tôn giáo: tôn giáo là''một mầu nhiệm vĩ đại và cuốn hút'' đối với con người (mysterium tremendum et fascinans).(12) Hoặc như Edward B. Tylor đã nhấn mạnh, trung tâm điểm của tôn giáo nằm ở ''niềm tin vào những Hữu Thể Thiêng Liêng.'' (13)
Thế nhưng vấn đề được đặt ra đối với cách định nghĩa trên là quan điểm nhị nguyên tiềm tàng trong việc đặt định thực tại ra làm hai, nhân bản và thần thiêng.(14) Quan điểm này còn dẫn tới sự bế tắc của việc áp dụng chung định nghĩa trên cho cả hai truyền thống hữu thần và phi thần (theistic and non-theistic).(15) Khó khăn thứ nhất mà chúng ta có thể kiểm nhận được là khó khăn có liên quan đến việc lãnh hội của một người không cùng một niềm tin hoặc không theo một niềm tin tôn giáo nàọ Ðối với người trong cuộc, tức ngưới mang niềm tin tôn giáo, thì sự phân đôi cuộc sống con người hoặc việc đặt để con người vào lãnh vực trần thế và đấng thiêng liêng vào lãnh vực siêu nhiên có thể hiểu được và được chấp nhận dễ dàng nhờ niềm tin vào sức mạnh biến đổi của đấng siêu việt hoặc nhờ chức năng hòa nhập hai thế giới đó của tôn giáọ Nhưng đối với người ngoài cuộc hoặc không theo niềm tin tôn giáo, thì vấn đề trở nên khó khăn hơn, bởi họ không có cái nhìn thấm nhiễm niềm tin tôn giáo cũng không cảm nhận được nhịp cầu thông giao cá nhân giữa con người và đấng siêu nhiên. Thực thế, cảm nhận tôn giáo tác động như một lăng kính qua đó một cá nhân sẽ luôn nhìn cuộc đời dưới nhãn quan của sự tương quan với đấng thánh thiêng. Do đó, mọi sự, mọi việc sẽ không thể xuất hiện tương tự dưới cùng một hình thức và mang cùng một ý nghĩa với người có một niềm tin tôn giáo và người không theo niềm tin đó. Vấn đề nhị nguyên nếu có khúc mắc hay chăng là đối với người không mang niềm tin tôn giáo, tuy vậy sự khúc mắc này lại đưa chúng ta đến khó khăn là sẽ không thể đưa ra được một định nghĩa chung mà tất cả mọi người có thể dễ dàng chấp nhận và dễ dàng lãnh hội.
Thứ đến đối với sự thiếu sót của định nghĩa dựa trên yếu tố của sự liên quan đến đấng siêu việt trong việc loại bỏ truyền thống phi thần như không đủ tiêu chuẩn của một tôn giáo, tỷ dụ như Khổng Giáo hay Phật Giáo, chúng ta cần phải xác định lại ý nghĩa bao quát của từ ngữ đấng siêu việt hay thực tại thần linh mà chúng ta đã xử dụng. Chúng ta thường xử dụng từ ngữ này để chỉ không những một hay nhiều vị thần thánh có bản vị mà còn để chỉ một thực tại hay một cảnh vực tuy khác nhưng vẫn có liên hệ đến thực tại chúng ta đang sống. Ý nghĩa bao quát hơn này giúp chúng ta có thể phân định Khổng Giáo và Phật Giáo vào cùng một định nghĩa của tôn giáo hiểu như là một con đường, một phương cách để nối liền tương quan giữa thực tại giác quan của con người và thực tại vượt trên giác quan, mặc dù hai truyền thống tôn giáo này đều không hề đề cập đến sự lệ thuộc hoàn toàn của con người vào một hoặc nhiều thực thể thần linh.
Như một vấn nạn tạo ra bởi yếu tố đặc thù là sự liên quan hay không liên quan đến thần linh, cách thức định nghĩa trên đã cho thấy những tính cách hạn hẹp, thiếu sót, siêu thực, và bị giới hạn trong tính cục bộ của lịch sử và văn hóa của một định nghĩa chủ yếu dựa trên yếu tố của sự tương giao của con người với thần linh. Vì thế, chúng ta cần phải xử dụng và phối hợp cả hai cách thức định nghĩa dựa trên chức năng và dựa trên yếu tố của việc liên quan đến thần linh trong nỗ lực đạt đến một quan điểm chung về tôn giáo, một quan điểm có thể áp dụng rộng rãi có giá trị chung cho tất cả mọi sinh hoạt có hình thức tôn giáo và do đó sẽ giúp chúng ta thực hiện dễ dàng công việc liệt kê một cách đầy đủ hơn những thành phần cấu tạo của tôn giáo.
Thực vậy, những suy luận nêu trên về một định nghĩa hai mặt về vấn đề tôn giáo đã giúp chúng ta nhận định được ba chiều kích của sự hiện hữu của con người dưới ánh sáng của sự cảm nhận của con người đối với thực thể siêu việt: chiều thẳng, chiều ngang hướng ngoại, và chiều ngang hướng nội. Chiều kích thứ nhất mà chúng ta đề cập đến là tương quan giữa con người và đấng siêu việt. Ðể có thể đi vào chiều kích này, con người cần đến sự hoán cải, hoặc mạc khải, hoặc đức tin bằng những phương cách ngoại tại mang hình thái của tín điều, niềm tin, giáo thuyết, hay thần thoại. Nghi lễ phụng tự hay những hoạt động mang tính cách biểu trưng khác cũng góp phần vào việc thiết lập tương quan chiều thẳng này. Những tiêu chuẩn luân lý thì nhắm đến mục tiêu thanh tẩy hoặc công chính hóa cuộc sống của mỗi cá nhân.
Chiều kích thứ hai của tôn giáo là tương quan phản tỉnh hàng ngang của cá nhân đối với chính con người của mình. Cũng thế, dưới ảnh hưởng của tương quan thiết lập giữa con người và thần linh, cá nhân con người có thể đưa ra xử dụng tất cả những gì lãnh hội được từ những cảm nghiệm hay những dữ kiện liên quan tới thần thoại, đức tin, tín lý, đạo đức, hay phụng tự để tạo sự sinh động hay sự tái sinh cho chính cuộc đời của mình, hay để gợi lên cũng như làm hài hòa tất cả những cảm tính hay những xúc cảm mà cá nhân con người cần đến hay gặp phải trong cuộc sống. Chiều kích thứ ba hệ tại nơi cộng đoàn hay tập thể, là môi trường mà trong đó mỗi cá nhân con người có thể thực hiện mối liên kết với người khác trong tập thể trên nền tảng của các tiêu chuẩn luân lý đã được đề ra trong tôn giáo của tập thể đó. Nhờ vào sự thiết lập mối giây liên kết có tính cách tập thể và rập theo một tiêu luân lý này mà mỗi cá nhân sẽ có thể xác lập được căn tính và vị trí của mình, và sự xác lập này sẽ giúp cho mỗi cá nhân cảm thấy dễ dàng hơn khi tiến bước trong hành trình của cuộc đời cùng với tập thể trong sự tương trợ và tương kính.
Dựa vào những lý luận và quan sát trên, tôi xin mượn định nghĩa về tôn giáo được đề cập đến trong cuốn sách nhan đề Sự Truy Tầm Thánh Thiêng -- Một Lời Mời Gọi Học Hỏi Về Tôn Giáo (The Sacred Quest -- An Invitation to The Study of Religion) để tóm gọn tầm nhìn của tôi về tôn giáo với bốn yếu tố cấu thành: ''Tôn giáo biểu thị những cách nhìn về thế giới, và những cách nhìn này (thứ nhất) có đề cập đến một khái niệm về thực tại thần thiêng (thứ nhì) được thể hiện nơi cảm nhận của con người (thứ ba) theo một cách thức đưa đến việc tạo nên những đường lối có tác dụng mạnh mẽ và lâu bền trong cung cách suy nghĩ, cảm xúc, và hành xử (thứ bốn) đối với những vấn đề của việc nhận biết và trật tự hóa sự hiện hữú'(16). Ngoài ra, tôi xin thêm vào đó chiều kích thứ ba đã được nói đến trong phần trên để có thể giúp cho câu định nghĩa của chúng ta được phổ quát hơn: (thứ năm) đó là những cung cách suy nghĩ, cảm xúc, và hành xử được thực hiện với tư cách cá nhân trong tương quan và trong môi trường của cộng đồng.
Sau khi đã duyệt xét tất cả những phương cách giải quyết tiền nhiệm cũng như dựa vào kinh nghiệm nêu trên, cũng như sau khi đã suy xét về một định nghĩa hai mặt về tôn giáo và kể cả việc cố gắng đưa ra một danh sách liệt kê những cấu tố chính của tôn giáo, ở đây tôi đã có thể nói được hay không rằng việc tìm hiểu của tôi về một định nghĩa tổng quát về tôn giáo dựa trên nghiên cứu cũng như cảm nhận tôn giáo cá nhân của riêng tôi đã đưa ra được kết quả là một cái nhìn khách quan và phổ quát về tôn giáo như một người ngoài cuộc không theo một niềm tin tôn giáo nào hoặc nếu có thì niềm tin của họ hoàn toàn không tương ứng với niềm tin của tôỉ Hoặc giả ý niệm của tôi về tôn giáo đã có thể nói được rằng đã phát xuất từ cảm nhận cá nhân riêng tư và chủ quan của tôi cũng như đã từ sự hành đạo của tôi trong đức tin Công Giáo. Ðặt câu hỏi một cách khác, phải chăng tôi đã chỉ đưa ra được một hình ảnh về tôn giáo theo đúng nhãn quan của một người trong cuộc tức là một ngưới có mang một niềm tin tôn giáo.
Câu trả lời sẽ là câu khẳng định cho câu hỏi thứ hai và thứ ba. Quả thực, định nghĩa sau cùng mà tôi đã suy luận, biên soạn, và đề nghị đã phản ảnh quá trình sống đạo và những quan niệm tiên kiến của tôi về tôn giáo. Vấn đề có liên quan đến yếu tố của đấng siêu việt là một ví dụ điển hình về sự thiên kiến sẵn có từ trong nỗ lực của tôi trong việc đi tìm một định nghĩa khách quan cho sự kiện tôn giáo. Thực vậy, tôi tự cảm thấy không thể giải quyết tận căn vấn nạn về chứng cớ của định hướng tự hữu trong bản tính con người về sự tương quan với đấng thần thánh. Vấn nạn này có lẽ cần phải đòi hỏi nhiều thời gian hơn cho những cuộc tranh luận và nghiên cứu triết học và thần học. Thế nên, sự việc tôi đã bỏ qua không giải quyết đến tận cùng vấn nạn này để đạt tới một định nghĩa cụ thể về tôn giáo phần nào đã chứng tỏ sự kiện tôi luôn sẵn sàng và dễ dàng chấp nhận không cần suy xét cặn kẽ những điều kiện của sự hiện hữu của đấng siêu việt và tương quan giữa thực tại thần thiêng này với con người.
Thực ra, như một người trong cuộc nhắm giải quyết vấn đề tôn giáo bằng chính kinh nghiệm tiếp cận trực tiếp và như vậy là chủ quan của mình, tôi có thể đưa ra nhận xét là công việc của mình làm tựa như công việc của một nhà thần học hoặc của một tín hữu đã quen nhìn mọi việc, mọi vật theo cái nhìm thấm nhiễm niềm tin tôn giáo của mình. Tuy nhiên sự cố gắng để đạt tới một cái nhìn khách quan và liên đới về văn hóa và truyền thống tôn giáo cũng vẫn nên được chấp nhận, dù rằng những sự quan sát hạn hẹp và những suy luận đơn giản tỏ ra không đủ sâu xa và rộng rãi để có thể được gọi là những sự quan sát và suy luận của người trong cuộc. Thế nên, sự nhận chân ra vấn đề nan giải của việc đi tìm một định nghĩa chung cho vấn đề tôn giáo dù sao đi nữa cũng đã đạt được bước đầu cần thiết cho những nỗ lực quan trọng kế tiếp trong việc tìm hiểu bản chất của tôn giáo.


CHÚ THÍCH
(1) A priori, xin được tạm dịch là tiền kinh nghiệm áp dụng cho những cảm nhận hoặc nguyên lý suy luận tiềm tàng sẵn trong cách suy nghĩ, cảm xúc của con người mà không cần đến những kinh nghiệm của giác quan để chứng minh sự hiện diện của nó.
(2) Roger Schmidt, Exploring Religion. Belmont, CA: Wadsworth Pub. Co, 1988, 7.
(4) Schmidt, 6.
(5) Ibid., 4.
(6) Ibid., 13-4.
(7) Keith Ạ Roberts, Religion In Sociological Perspectivẹ Belmont, CA: Wadsworth Pub. Cọ, 1990, 6-7.
(8) Larence S. Cunningham et al, The Sacred Quest -- An Invitation to The Study of Religion. NY: MacMillan Pub. Cọ, 1991, 25.
(9) Schmidt, 13.
(10) Ibid., 12.
(11) Ibid., 12.
(12) Cunningham, 15.
(13) Roberts, 3.
(14) Ibid., 4.
(15) Schmidt, 10.
(16) Cunningham, 26.

SÁCH TRÍCH DẪN
Cunningham, Lawrence S. et al. The Sacred Quest -- An Invitation to The Study of Religion. NY: MacMillan Pub. Co, 1991.
Comstock, Gary L. Religious Autobiographies. Belmont, CA: Wadsworth Pub. Co, 1995.
Roberts, Keith Ạ Religion in Sociological Perspectivẹ Belmont, CA: Wadsworth Pub. Cọ, 1990.
Schmidt, Roger. Exploring Religion. Belmont, CA: Wadsworth Pub. Co 1998.