Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

MÉTANOIA PHƯƠNG DIỆN BÍ TÍCH VÀ GIÁO LUẬT (DÀN BÀI)


 
(Bí tích Thống hối - khía cạnh pháp lý và mục vụ) 

Linh mục Giuse Huỳnh Văn Sỹ

*****

DÀN Ý CHI TIẾT

DẪN NHẬP

Giới hạn đề tài: xét khía cạnh pháp lý và mục vụ của Métanoia qua bí tích thống hối. Tên gọi bí tích hoán cải, bí tích thống hối, bí tích thú tội, bí tích tha tộibí tích giao hòa[1].
- Cái nhìn chung đề tài: bản chất và ý nghĩa của bí tích thống hối; việc cử hành; thừa tác viên (cha giải tội) và chủ thể (hối nhân) của bí tích nầy với những quyền, bổn phận, ý thức, thái độ cần có trong việc cử hành bí tích thống hối.
I. BẢN CHẤT VÀ Ý NGHĨA CỦA BÍ TÍCH THỐNG HỐI
Giáo luật điều 959. Lưu ý vài điểm chính:
1. Sự cần thiết của bí tích thống hối
Trong bí tích sám hối, chúng ta được tái sinh trong tinh thần nhờ sự chết của Đức Kitô, Đấng đã chết vì tội lỗi nguyên tổ và tội của mỗi người chúng ta đã phạm sau khi chịu bí tích rửa tội[2].
2. Hiệu quả chính của bí tích thống hối
Bí tích thống hối tái lập lại tương giao giữa hối nhân với Đức Kitô và với Hội Thánh[3].
Việc đó được thực hiện nhờ thừa tác vụ linh mục.
3. Những điều kiện để lãnh nhận bí tích thống hối
- Ăn năn sám hối về những tội lỗi đã phạm. Được thúc đẩy nhờ đức tin, qua việc hoán cải, con người hồi tâm, trở lại với Thiên Chúa. Đó cũng là ý nghĩa chính yếu của từ Metanoia.
- Quyết tâm sống đời sống mới.
- Xưng thú tội đã phạm với linh mục và nhận lời xá giải của linh mục đó.
II. NGHI THỨC CỬ HÀNH BÍ TÍCH THỐNG HỐI
Theo sách Sách nghi thức bí tích thống hối (Ordo Paenitentiae) có ba hình thức cử hành bí tích thống hối.
1. Các hình thức cử hành bí tích thống hối
Giáo luật lấy lại những nghi thức phụng vụ của bí tích nầy như vừa nói trên (Ordo Paenitentiae) với những qui định cụ thể kèm theo.
a. Hình thức thông thường: xưng tội, giải tội riêng
Theo điều 960, có hai hình thức thông thường để cử hành việc xưng tội riêng và giải tội riêng:
- Xét mình từng cá nhân, mỗi người xưng tội và nhận lời xá giải riêng từng người (xét mình riêng, xưng tội riêng, giải tội riêng). Mỗi hối nhân đến gặp cha giải tội để xưng thú tội lỗi, và lãnh ơn tha thứ.
- Việc xét mình chung nhiều hối nhân cùng lúc nhưng việc xưng tội và nhận lời xá giải phải riêng từng người (xét mình chung, xưng tội riêng, giải tội riêng).
b. Hình thức ngoại lệ: giải tội tập thể
Điều 961 cho thấy đây hoàn toàn là trường hợp ngoại lệ (exceptio)[4] nên phải giải thích chặt chẽ theo giáo luật[5].
2. Qui định về nơi chốn và phẩm phục
- Nhà thờ, nhà nguyện là nơi thích hợp ban bí tích nầy.
- Phải liệu sao tòa giải tội đặt nơi dễ thấy và có màn ngăn thích hợp giữa hối nhân và cha giải tội.
- Về phẩm phục: áo các phép và dây stola màu tím.
3. Áp dụng cử hành bí tích thống hối trong mục vụ
Điều 986§1, hãy ấn định ngày giờ để sẵn sàng đón tiếp các hối nhân. Tránh việc giải tội khi thánh lễ đang cử hành.
Vào mùa chay cần tổ chức những buổi phụng vụ thống hối và giải tội theo như qui định của nghi thức bí tích đề ra.
Tránh cách Giáo luật hay Ordo Paenitentiae không nói.
III. THỪA TÁC VIÊN BÍ TÍCH THỐNG HỐI
1. Năng quyền giải tội
a. Quyền thánh chức và năng quyền giải tội
Giáo luật điều 965: «Chỉ có tư tế là thừa tác viên bí tích sám hối». Đó là nhiệm vụ chỉ dành những người có chức tư tế, được ban quyền thánh chức Sacra Potestas.
Để thực thi bí tích giải tội hữu hiệu và hợp pháp linh mục còn cần phải có năng quyền (facultas) nữa.
b. Ban cấp và sử dụng năng quyền giải tội
Năng quyền giải tội do chính luật
- Theo điều 967§1, Đức Thánh Cha, các Hồng y có năng quyền giải tội và có thể hành sử năng quyền nầy trong toàn thể Hội Thánh khắp thế giới và cho mọi người tín hữu mà không bị giới hạn bởi các bản quyền địa phương.
Năng quyền giải tội do chức vụ
- Bản quyền địa phương có năng quyền giải tội nhờ chức vụ và có thể hành sử trong phạm vi lãnh thổ của mình và đối với những thuộc cấp của mình dù ở ngoài lãnh thổ (đ. 968§1).
- Các bề trên các dòng tu và Hội dòng Tông đồ, nếu là dòng tu giáo luật Giáo hoàng, có năng quyền giải tội đối với thuộc cấp của mình và những người ở trong nhà (đ. 968§2).
Những người vừa nói có năng quyền giải tội bất cứ nơi nào, trừ khi trường hợp riêng biệt, Bản quyền địa phương nào đó từ chối không cho hành sử năng cách trong lãnh thổ của bản quyền ấy (đ. 967§2).
Năng quyền giải tội do người có thẩm quyền ban
- Bản quyền địa phương có thẩm quyền ban cho bất cứ linh mục nào năng quyền giải tội. Những linh mục được bản quyền tại nơi nhập tịch hoặc nơi có cư sở ban cấp năng quyền giải tội thì có thể hành sử chúng bất cứ nơi nào, trừ khi bản quyền nơi đó từ chối không cho hành sử trong lãnh thổ của họ (đ. 969§1; 967§2).
- Bề trên dòng tu hay tu đoàn Tông đồ thuộc luật Giáo hoàng: có thẩm quyền ban năng quyền này cho các linh mục thuộc quyền mình để họ có thể giải tội tất cả các phần tử của dòng tu và hội dòng.
c. Tiêu chuẩn và cách thức ban năng quyền giải tội
Điều 970 cho biết để có thể có năng quyền giải tội, linh mục cần có những phẩm chất cần thiết về đạo lý và mục vụ. Việc khảo hạch để biết phẩm chất nầy chỉ cần thực hiện lần đầu tiên là đủ.
Việc ban năng quyền giải tội thường xuyên có thể cho một thời gian hữu hạn hay vô hạn và phải được ban bằng giấy tờ vì đây là một hành vi hành chính liên quan đến tòa ngoài[6].
d. Giới hạn và mất năng quyền giải tội
Theo giáo luật, năng quyền giải tội có thể bị mất, vì nhiều lý do khác nhau (đ. 975).
- Mãn chức vụ: nếu năng quyền có được do chức vụ.
- Mãn thời hạn: nếu năng quyền được ban có thời hạn
- Xuất tịch, đổi cư sở: nếu năng quyền do Bản quyền địa phương tại nơi nhập tịch hay nơi có cư sở cấp
- Bị thu hồi: Bản quyền sở tại hoặc bề trên dòng đã ban cấp năng cách có thể thu hồi khi có lý do trầm trọng.
- Linh mục bị vạ tuyệt thông, cấm chỉ hay huyền chức thì cũng mất năng quyền giải tội trừ trường hợp gặp hối nhân đang tình trạng nguy tử.
e. Bù năng quyền giải tội
- Theo điều 976: «Cho dù không có năng quyền giải tội, bất cứ tư tế nào cũng giải hết mọi vạ và mọi tội cách thành sự và hợp thức cho mọi hối nhân lâm cơn nguy tử, mặc dầu có sự hiện diện của một tư tế được chuẩn nhận». Ở đây luật nói nguy tử chứ không phải là lâm tử (periculum mortis khác với articulum mortis).
f. Sự hạn chế năng quyền giải tội
- Nói tổng quát, một linh mục không thể hành sử năng quyền giải tội khi bị án tuyệt thông[7], cấm chế[8], huyền chức[9], trừ trong trường hợp nguy tử.
- Theo điều 977, linh mục giải tội cho người đồng loã với mình về tội phạm điều răn thứ sáu thì không thành sự và bị vạ tuyệt thông tức khắc theo điều 1378§1.
- Nếu hối nhân mắc vạ, thì linh mục phải yêu cầu họ xin người có thẩm quyền giải vạ trước khi phép giải tội cho họ.
- Theo điều 982, nếu ai đã cáo gian một cha giải tội về tội quyến rũ phạm điều răn thứ sáu, thì chỉ được xá giải sau khi đã minh thị rút lại lời vu cáo và bồi thường thiệt hại nếu có.
2. Những bổn phận của linh mục giải tội
a. Thẩm phán công minh và lương y
b. Cần hỏi hối nhân cách khôn ngoan và kín đáo
c. Cân nhắc việc trao ban hay từ chối ban ơn xá giải
- Hoãn lại việc ban xá giải, nếu hồ nghi về sự thực tình thống hối của hối nhân.
- Từ chối việc xá giải, nếu hối nhân không tỏ dấu ăn năn, hoặc không dốc quyết chừa cải, thay đổi cuộc sống cũ.
- Ban bí tích xá giải cho hối nhân chuẩn bị thích đáng và xin lãnh bí tích.
d. Ra việc đền tội cân xứng hợp
Việc đền tội do thừa tác viên chỉ định có hai mục đích: phạt tội nhân và sửa dạy cho tương lai.
Cha giải tội nào cố tình xao lãng trong việc cho đền tội, không phân biệt tội nặng nhẹ, mà cho nhất loạt như nhau chẳng hạn, thì khách quan mà xét, đã phạm tội trọng[10].
e. Tuyệt đối giữ ấn tín bí tích giải tội
- Không được tiết lộ: Về bí mật tòa giải tội hay còn gọi là ấn tín bí tích giải tội.
- Không được sử dụng những hiểu biết từ tòa giải tội.
Còn hối nhân có thể tiết lộ công khai điều mình xưng thú trong toà giải tội. Đó là quyền tự do của họ
Những hình phạt đối với ai vi phạm ấn tín tòa giải tội:
- Cha giải tội vi phạm trực tiếp, thì bị vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tòa Thánh (đ. 1388§1).
- Nếu cha giải tội vi phạm gián tiếp thì Bề trên phải ra hình phạt (đ. 1388§1). Những người khác lỗi thì cũng bị bản quyền phạt (đ. 983§2; 1388§2), tùy tính cách nặng nhẹ.
- «Vẫn giữ qui định điều 1388, bất cứ ai thu âm bằng bất cứ phương tiện kỹ thuật nào những lời xưng thú trong bí tích giải tội của linh mục giải tội hay của hối nhân, dù toàn bộ hay một phần, tự mình làm hay nhờ người khác, hoặc phát tán những nội dung đó bằng những phương tiện truyền thông xã hội đều phải chịu hình phạt vạ tuyệt thông tiền kết (excommunicationem latae sententiae[11].
f. Bổn phận giải tội
Theo điều 986, có ba hoàn cảnh khác nhau của linh mục phải giải tội.
- Trường hợp thông thường: ai có trách nhiệm coi sóc linh hồn phải lo liệu để giáo dân của mình có dịp thuận tiện xưng tội.
- Trường hợp khẩn cấp: bất cứ cha giải tội nào, dù không có trách nhiệm coi sóc tín hữu, cũng buộc phải giải tội.
- Trường hợp nguy tử: khi một hối nhân lâm vào tình trạng nguy tử, thì giáo luật ban phép cho tất cả các linh mục được quyền giải tội và giải vạ thành sự.
IV. HỐI NHÂN
1. Những yêu cầu cần thiết đối với hối nhân
- Việc xét mình kỹ lưỡng,
- Ăn năn tội là điều kiện để chịu bí tích sám hối thành sự.
- Dốc lòng chừa là muốn về sau không phạm tội nữa.
- Việc thú tội là thú nhận với cha giải tội những lỗi lầm đã phạm cốt để được xá giải.
- Việc đền tội.
2. Buộc xưng tội
Giáo luật điều 988 và 916 cho thấy luật buộc xưng tội trọng trước khi đi rước lễ và dâng thánh lễ.
Lưu ý đối với linh mục, nếu không thể xưng tội vì thiếu cha giải tội, thì theo nguyên tắc không được dâng lễ.
Giáo luật điều 988§2 «khuyên các Kitô hữu cũng xưng cả những tội nhẹ nữa».
3. Xưng tội hàng năm và thường xuyên
Giáo luật điều 989 : xưng tội hằng năm buộc tất cả những người biết mình mắc tội trọng mà chưa xưng tội.
Giáo luật đặc biệt khuyên các chủng sinh (đ. 246 §2), giáo sĩ (đ. 276 §2), tu sĩ (664 và 719 §3) hãy năng lãnh nhận bí tích này. Các bề trên chủng viện (đ. 240 §1) và tu viện (đ. 630 §§2-3) hãy lo liệu cho các cha giải tội thường xuyên.
Về trẻ em xưng tội rước lễ lần đầu cần phải điều chỉnh những lệch lạc, để giúp các em sống với Chúa Giêsu.
4. Xưng tội qua thông ngôn –điện thoại, internet
Theo Giáo luật điều 990 được phép xưng tội qua thông ngôn.
Uỷ Ban Giáo Hoàng về Truyền thông Xã Hội ra văn kiện “Giáo Hội và Internet” đề cập đến khía cạnh bí tích của các phương tiện truyền thông. Ngày 9.2.2011, Giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh, Cha Lombardi nhắc lại rằng không thể xưng tội qua điện thoại di động iphone[12].
Kết luận: việc xưng tội qua điện thoại, trên iphone hay ipad hay internet không thành bí tích
5. Quyền tự do chọn cha giải tội
Điều 991 «Mọi Kitô hữu có trọn quyền xưng tội với cha giải tội nào đã được chuẩn nhận cách hợp thức mà mình thích, mặc dầu vị ấy thuộc một lễ điển khác».
Do đó, các cha sở không được cấm các giáo dân của mình đi xưng tội nơi khác nhưng cũng không nên bỏ bê hay lơ là nghĩa vụ ngồi tòa giải tội đến mức các giáo dân phải đi tìm các cha giải tội tại các giáo xứ khác.
Giải tội cho giáo dân trong giáo xứ của mình phần nào giúp cha sở biết rõ thêm đời sống đạo đức thiêng liêng của họ nhờ đó có thể đề ra những chương trình hay hướng dẫn kịp thời và thích 
KẾT LUẬN

1. Những qui định Giáo luật về bí tích thống hối biểu lộ đức ái mục tử
Những qui định Giáo luật về bí tích thống hối là một trong những cách “biểu lộ đức ái mục tử”[13].
2. Hoàn cảnh thực tế ngày nay
Khó khăn: ngày càng ít người đến tòa giải tội thường xuyên. Những lý do như:- Mất cảm thức về tội, - Thiếu thiện cảm với bí tích này, - Không thấy ích lợi của việc xưng tội, - E ngại đến với linh mục vì sợ bị trách mắng hay vì lý do khác (ham làm ăn, xấu hổ …) - Cha giải tội không sẵn sàng ngồi tòa vì có quá nhiều việc khác phải giải quyết.
Tích cực: xu hướng số người đến với bí tích hòa giải tăng lên bởi nhu cầu tiếp xúc cá nhân trong môi trường xã hội kỹ thuật hôm nay[14].
3. Một số đề nghị
- Linh mục giải tội cần hiểu và giữ qui định của giáo luật và của giáo phận về việc giải tội
- Cần cập nhật lập trường của Giáo Hội về một số vấn đề luân lý hay thần học[15].
- Lưu ý việc đào tạo các linh mục «để người giải tội không thể làm khán giả thụ động, mà phải làm “persona dramatis” – tức là một khí cụ tích cực của lòng Chúa thương xót[16]
4. Nhìn lại bổn phận giải tội - tìm nhiệt tình mới của người mục tử
- Đó là một bổn phận cực nhọc và khó khăn.
- Đòi hỏi rất nhiều nơi người linh mục từ cách hành xử đến các đức tính và tri thức[17].
- Giữ tuyệt đối ấn tín tòa giải tội đôi khi gây ra sự hiểu lầm, làm tổn hại thanh danh
- Tuy nhiên đó là nhiệm vụ cao cả vì linh mục là người diễn dịch lòng yêu thương nhân từ của Thiên Chúa[18].
- Khi giải tội là linh mục thấy mình cũng được cộng hưởng trên đường nên thánh.
- Nhiều gương tốt những cũng có nhiều nỗi lo lắng về bổn phận ngồi tòa giải tội của các cha trong giáo phận[19].
- Linh mục cũng cần đến lòng tha thứ của Chúa. 


[1] Xem sách Giáo Lý HỘI Thánh Công Giáo [=GLHTCG], số 1423, 1424, 1442. Bản dịch của HĐGMVN, Nhà xuất bản Tôn Giáo, Hà Nội 2009
[2] Xem Rm 5,19-20.
[3] Công đỒng Vantican II, Hiến chế tín lý về Giáo Hội, Lumen Gentium, số 11.
[4] Xem bỘ giáo lý đỨc tin đã có câu trả lời về vấn đề nầy tại http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cfaith/documents/rc_con_cfaith_doc_19780120_assoluzione-generale_it.html. Có thể tham khảo thêm GIOAN PHAOLÔ II, tông huấn Hòa giải và Thống hối (Reconciliatio et Paenitentia) 1983, số 33.
[5] Xem Giáo luật điều 18.
[6] Xem Giáo luật điều 37.
[7] Xem vạ tuyệt thông (excommunicatio) tại đ. 1331.
[8] Xem vạ cấm chế (interdictum) tại đ. 1332.
[9] Xem vạ huyền chức, nôm na gọi là treo chén, (suspentio) tại đ. 1333.
[10] Xem NGUYỄN SOẠN, Các bí tích, phương diện luân lý và giáo luật, (lưu hành nội bộ), tr. 97.
[11] bỘ Giáo Lý đỨc Tin, Nghị định của Bộ giáo lý đức tin về vạ tuyện thông đối với ai phổ biến lời xưng tội, 23.9.1988, trong AAS 80 (1988) 1367.
[13] BỘ GIÁO SĨ, Linh mục, thừa tác viên của lòng Chúa thương xót, tài liệu hỗ trợ các cha giải tội và linh hướng, 9.3.2011, số 44. Bản dịch của cha Phêrô Đặng Xuân Thành từ nguyên bản anh ngữ The priest, minister of divine mercy. Città del Vaticano 2011.
[14] Xem Gioan Phaolô II, Thư gởi các linh mục nhân ngày Thứ Năm Tuần Thánh 2002, 17.3.2002, số 3.
[15] Chẳng hạn như tài liệu của HỘI ĐỒNG TÒA THÁNH VỀ GIA ĐÌNH, Vademecum per i confessori su alcuni terni morale attenenti alla vita coniugale, 1997 (Cẩm nang cho các cha giải tội về vài vấn đề luân lý đáng chú ý trong đời sống vợ chồng); hay về việc phá thai, an tử, …
[16] BÊNÊĐICTÔ XVI, Discorso di Benedetto XVI ai penitenzieri delle quattro basiliche pontificie romanae, Diễn từ với các cha giải tội phục vụ tại 4 vương cung thánh đường Giáo hoàng ở Rôma 19.2.2007.
[17] GLHTCG số 1446.
[18] Xem Gioan Phaolô II, Thư gởi các linh mục nhân ngày Thứ Năm Tuần Thánh 2002, 17.3.2002, số 3.
[19] nguyỄn soẠn, “Huấn dụ của Đức Giám Mục giáo phận với hàng linh mục Qui Nhơn nhân dịp tĩnh tâm năm 2012”, số 3. Trong Bản Thông Tin Giáo phận Qui Nhơn, số 167- tháng 3 năm 2012, tr. 192.