Đoàn Quốc
Tại sao người ta gửi tiền vào ngân hàng?
Trước hết để khỏi bị cướp hay đánh mất tiền mặt. Thêm vào đó có chút lời vì tiền
giữ trong tủ sắt nằm chết không sinh lãi.
Nhưng lãi xuất cần phải so sánh với lạm
phát – tức là tiền mất giá. Thí dụ 1 ký thịt trước đây mua giá 100 ngàn nay
tăng lên 120 ngàn tức tiền mất giá hay lạm phát 20%. Lãi xuất ngân hàng nếu ở
15% nghe rất cao, nhưng ký thác 100 ngàn khi rút ra chỉ có 115 ngàn (không đủ
mua 1 ký thịt) nên bị lỗ! Tiền chết bỏ vào ngân hàng cứ sẽ hao mòn dần nếu
không bắt kịp lạm phát.
Vì thế khi tiền mất giá thì người ta
thích đầu tư vào nhà đất hay nhu yếu phẩm. Chi tiêu xa xỉ có thể bị cắt bớt
nhưng ai cũng cần ăn và ở nên những thứ này thường tăng giá nhanh hơn lạm phát.
Kế đó người ta muốn đổi ra vàng và ngoại
tệ. Tiền mất giá vì nhà nước in thêm bạc nhưng vàng và ngoại tệ không tự động
sinh ra được. Vì vậy mới có luồng kinh tế không chính thức trao đổi qua vàng và
đô-la.
Ngược lại với câu hỏi đầu tiên, tại sao
đôi khi người ta không muốn dùng ngân hàng? Có nhiều lý do khác nhau.
Thứ nhất là buôn bán qua trung gian ngân
hàng để lại giấy tờ dấu vết – tức là phải trả thuế. Hình như ít ai muốn trả thuế
cho dù là Âu-Mỹ-Việt, nên nếu buôn bán bằng tiền mặt không có sổ sách thì tránh
được thuế má!
Thứ hai, dù nhà nước cấm đoán nhưng người
bán cứ nhất mực đòi vàng hay đô-la (không phải lổi của họ vì ai cũng đều sợ tiền
mất giá) thì bắt buộc phải trao đổi theo tiền tệ ngoài luồng.
Lạm phát càng cao thì người bán càng dễ
gặp khó khăn: lãi suất vay mượn làm ăn tăng vọt, trong khi đó hàng bán ra rồi
nhiều khi tiền thu vào không đủ để bù vào nguyên vật liệu đã dùng trong sản xuất.
Do đó doanh nghiệp muốn trao đổi bằng ngoại tệ, còn không được thì ngưng sản xuất.
Từ đó dẫn đến ảnh hưởng dây chuyền sinh ra thất nghiệp và khiến kinh tế trì trệ.
Lý do thứ ba, dân chúng tránh vì sợ ngân
hàng sập tiệm! Ngân hàng phá sản do cho vay cẩu thả, cho vay theo chỗ quen biết
hay cho vay vì bị các thế lực bên ngoài áp lực phải đầu tư vào những công ty
thua lổ. Khi có tin đồn là ngân hàng không đủ tài khoản thanh toán đủ khiến dân
chúng hoảng hốt vội vã rút tiền thì tình
trạng càng chóng nguy ngập.
***
Nhưng dù vậy, khi nền kinh tế phát triển
trở lại thì dân chúng vẫn phải dùng ngân hàng vì nhiều lý do khác nhau:
Đã nói đến phần trên nhưng nhấn mạnh nơi
đây, tài sản càng nhiều thì không ai dám giữ tiền mặt (cho dù là ngoại tệ hay
vàng) vì sợ cháy nhà hay bị cướp bóc.
Buôn bán ở mức độ nhỏ hay trung bình
(“trung bình” ở đây có thể lên đến vài triệu USD!) có thể không qua ngân hàng để
khỏi khai báo và tránh thuế, nhưng bù lại cứ phải lo đòi tiền hay sợ bị quịt nợ!
Thời giờ thay vì để khuyếch trương doanh vụ hay đi chơi nghỉ hè cứ phải dành
cho đòi nợ!
Nếu người mua có sẵn tiền trong trương mục,
người bán rút trực tiếp từ ngân hàng thì rất an tâm khỏi lo lắng. Nhất là khi
kinh doanh phát triển đến mức buôn bán với người không quen biết ở xa hay cả nước
ngoài không thể nào thiếu được ngân hàng.
Tuy nhiên ít ai giữ tiền mặt nằm chết
trong trương mục (vì tiền sẽ mất giá) mà đa số lúc nào cũng tìm chỗ đầu tư để
sinh lời. Do đó khi mua bán thường mượn tiền qua ngân hàng rồi sẽ trang trải
thanh toán sau. Bù lại ngân hàng dựa trên quá trình chi thu để cung cấp điểm
tín dụng thay vì tiền mặt. Người bán tuỳ theo điểm tín dụng nếu cao thì ưu đãi
khách quý còn thấp thì phải đòi thế chấp hay tăng giá (do rủi ro cao).
Tại các nền kinh tế phát triển điểm tín
dụng quan trọng không kém tiền mặt. Vì thế chính ngân hàng và các công ty thẩm
định tín dụng phải có uy tín lâu đời, được độc lập cho dù bị giám sát nghiêm nhặt
thì người ta mới tin được. Bên cạnh đó là một nền báo chí tự do giúp phanh phui
các yếu kém hay sai phạm.
Ngân hàng cũng giữ vai trò quan trọng
cho việc hình thành các công ty lớn, vì không một cổ đông nào có thể đồng ý để
tiền của chung lại do một hay vài cá nhân nắm giữ riêng.
Cuối cùng người ta cần mượn tiền ngân
hàng. Thí dụ một cặp vợ chồng trẻ có thể chắt chiu dành dụm trong 20 năm để có
100 ngàn USD rồi vay thêm từ gia đình họ hàng để mua căn hộ nhỏ; hay nếu họ có
việc làm tốt thì mượn ngân hàng ngay từ đầu để mua nhà rồi sau đó trả góp dần
trong 15, 20 năm. Tình cảnh này suy rộng ra cũng giống như các công ty vay mượn
vốn để khuyếch trương và qua đó đẩy nền kinh tế phát triển.
Bởi vậy, khác với chế độ bao cấp, trong
nền kinh tế thị trường mỗi người dân phải tự lo cho miếng ăn và đồng tiền mình
làm ra. Nếu chính sách không phù hợp với thực tế thì ai nấy phải tìm mánh khoé
để luồn lách nhằm tránh ảnh hưởng đến nền kinh tế bị tổn hại lâu dài.
NGÂN HÀNG PHÁ SẢN
NGÂN HÀNG PHÁ SẢN
Blog Cầu Nhật Tân
Việt Nam vừa tự hào đón
nhận thêm một cái “nhất” nữa mà thế giới trao tặng. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam Nguyễn Văn Bình “được” tạp chí Global Finance liệt vào số các thống đốc
ngân hàng nhà nước kém nhất trên thế giới. Hệ thống ngân hàng tập trung tiền bạc
của đất nước, của nhân dân đã bị ”Nhóm lợi ích” thao túng và ăn cắp thế nào?
Nguyên tắc cơ bản nhất
được giải thích nôm na là: Các đại gia (các Soái, các Bố già, Mẹ già – gọi
chung là “Nhóm lợi ích”) bỏ ra 1 đồng vốn để mở ngân hàng. Với 1 đồng vốn ban đầu
đó, ngân hàng được huy động 9 đồng tiết kiệm của nhân dân. Vậy là tổng cộng
ngân hàng có 10 đồng để cho doanh nghiệp… vay.
Nhưng bây giờ, bong
bóng bất động sản, chứng khoán đều đã xịt, nợ xấu không trả được tăng cao. Nếu
trong 10 đồng cho vay ra có 2, 3 đồng không thu hồi được (thằng vay phá sản hoặc
chuồn rồi) thì nợ xấu đã lên đến 20, 30%. Ở Việt Nam lại còn tình trạng đại gia
chủ ngân hàng lách luật (thậm chí được bảo kê), cho chính công ty sân sau của
mình vay, “tay trái lấy của nhân dân cho tay phải vay”. Các đại gia chủ ngân
hàng rút ruột ngân hàng đi đầu cơ, giờ thua lỗ không trả được, thành nợ xấu.
Chỉ cần nợ xấu 10% là
ngân hàng đã mất trắng 1 đồng vốn cổ đông góp vào lúc đầu (1/10 đồng cho vay
ra). Cổ đông ngân hàng đó thực chất đã mất trắng 1 đồng của mình rồi, vì 9 đồng
huy động của dân là nợ nhân dân, phải trả nhân dân.
Cách thế giới làm là
cho cổ đông chủ ngân hàng mất trắng (vì cho vay láo), nhà nước bơm tiền vào bù
đắp phần vốn bị mất đó, ngân hàng thực chất trở thành ngân hàng quốc doanh. Vài
năm sau kinh tế ổn ổn, nhà nước lại bán ngược cổ phần ra thị trường, ngân hàng
lại thành ngân hàng tư nhân. Đây là cách Mỹ xử lý Citibank năm 2008, Hàn xử lý
nhiều ngân hàng năm 1997, Tây Ban Nha đang tiến hành hiện nay. Khắp thế giới chỉ
có bài này thôi, cho cổ đông chủ ngân hàng mất trắng, còn người gửi tiền không
mất đồng nào.
Ở ta thì sao? Đại gia,
các Soái chủ ngân hàng đút lót đồng chí Bình thống đốc và các đồng chí trên nữa,
tìm cách cùng các đồng chí này che giấu nợ xấu để không bị mất trắng ngân hàng
rồi huy động cả hệ thống ... “vào cuộc” để giải cứu, coi đây là nhiệm vụ
chính trị….. Các đồng chí có những sáng kiến tầm vóc “đỉnh cao trí tuệ” như in
thật nhiều tiền để có tiền mặt tung vào các ngân hàng nhằm bịt lỗ hổng, huy động
ngân sách nhà nước để “cứu”, cấm giao dịch vàng miếng, thắt chặt ngoại tệ … Dân
không còn phương tiện giao dịch nào khác là phải dùng tiền đồng mà các ...
tùy tiện in và tung ra lưu hành.
Tài sản của đất nước, của
nhân dân “nhờ đó” mà cứ bị pha loãng ra (thực chất là bị ăn cắp bởi món tiền
anh có hôm qua còn mua được 5 bát phở, hôm nay nó chỉ mua được 2 bát thôi). Các
Soái, các Bố, các Mẹ bằng cách này cứ thoải mái giàu sụ trên sự mất mát của
nhân dân. Vòi của chúng cứ chọc vào cái bình ngân hàng hút tiền thật của nhân
dân ra. Ngân hàng Nhà nước lại in tiền ra liên tục rót tiếp vào bình. Tiền của
nhân dân trong bình cứ loãng, loãng nữa, loãng mãi. Lạm phát cao, giá cả leo
thang, sản xuất đình trệ.
Với sự “bọc lót nhịp
nhàng” này mà hệ thống ngân hàng ở Việt Nam đã trở thành 1 ngôi nhà bị mối ăn rỗng.
Nền sản xuất thì gần như tê liệt, đời sống nhân dân ngày càng sa sút trầm trọng.
Tài sản của nhân dân cứ bị mất, mất nữa, mất mãi. Các Soái cứ giàu, giàu nữa,
giàu mãi