Trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước, ở thời nào cũng vậy, mỗi khi đứng trước họa tồn vong là người Việt đồng lòng một chí cùng nhau góp trí, góp sức vào sự nghiệp chung, mà không có sự phân biệt địa vị, ngôi thứ.
Vào mùa xuân năm Canh Tý (40), không chịu nổi ách áp bức bốc lột nặng nề của giặc Hán hai chị em bà Trưng Trắc và Trưng Nhị đã đứng lên phất cờ khởi nghĩa bằng lễ tế cờ xuất binh với lời thề:
Một xin rửa sạch quốc thù
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kêu oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này.(Theo Thiên Nam ngữ lục)
Cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo là cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân Âu Lạc diễn ra một cách toàn diện và rộng khắp, chống lại thế lực phong kiến phương Bắc ở đầu công nguyên. Cuộc khởi nghĩa này được nhân dân khắp nơi ủng hộ, tạo thành sức mạnh như vũ bão, đánh đuổi Tô Định phải bỏ chạy về nước. Dưới sự chỉ huy tài tình của bà Trưng Trắc, nhiều cuộc khởi nghĩa địa phương được thống nhất thành một phong trào rộng lớn từ miền xuôi đến miền núi, bao gồm cả người Việt và các dân tộc khác trong cộng đồng người Bách Việt. Chỉ trong một thời gian ngắn, quân khởi nghĩa đã đánh chiếm được 65 huyện thành và nhanh chóng thành công, đất nước được hoàn toàn độc lập, nhân dân và quân tướng suy tôn bà Trưng Trắc lên làm vua, gọi là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh.
Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận loài tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị, em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn Tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã tới gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định dẹp yên kinh thành.
Đô kỳ đóng ở Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta.(Theo Đại Nam quốc sử diễn ca)
Một xin rửa sạch quốc thù
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kêu oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này.(Theo Thiên Nam ngữ lục)
Cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo là cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân Âu Lạc diễn ra một cách toàn diện và rộng khắp, chống lại thế lực phong kiến phương Bắc ở đầu công nguyên. Cuộc khởi nghĩa này được nhân dân khắp nơi ủng hộ, tạo thành sức mạnh như vũ bão, đánh đuổi Tô Định phải bỏ chạy về nước. Dưới sự chỉ huy tài tình của bà Trưng Trắc, nhiều cuộc khởi nghĩa địa phương được thống nhất thành một phong trào rộng lớn từ miền xuôi đến miền núi, bao gồm cả người Việt và các dân tộc khác trong cộng đồng người Bách Việt. Chỉ trong một thời gian ngắn, quân khởi nghĩa đã đánh chiếm được 65 huyện thành và nhanh chóng thành công, đất nước được hoàn toàn độc lập, nhân dân và quân tướng suy tôn bà Trưng Trắc lên làm vua, gọi là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh.
Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận loài tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị, em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn Tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã tới gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định dẹp yên kinh thành.
Đô kỳ đóng ở Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta.(Theo Đại Nam quốc sử diễn ca)
Cuộc khởi nghĩa do bà Trưng Trắc phát động có rất nhiều điều đặc biệt, trong đó đặc biệt nhất là sự tham gia đông đảo của rất nhiều các vị nữ tướng, nữ binh trong hàng ngũ đội quân khởi nghĩa.
Có thể nói đây là cuộc khởi nghĩa do phụ nữ lãnh đạo duy nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam, lập nên một Nhà nước vương triều độc lập, thống nhất và tự chủ thời kỳ ấy. Chấm chấm dứt giai đoạn thống trị của phong kiến phương Bắc lần thứ nhất dài tới 246 năm (207 TCN - 39 CN). Tên tuổi của những nữ anh hùng, những người có vai trò quan trọng trong chiến thắng lẫy lừng này còn được nhắc mãi như bà Lê Chân, Thánh Thiên, Bát Nàn, Hồ Đề, Quách A, Thiều Hoa, Phương Dung, Phật Nguyệt…
Chính sự tham gia đông đảo của phái nữ khiến cho ảnh hưởng của họ khá lớn, đời sau biết nhiều đến các nữ tướng mà ít biết đến các nam tướng khác trong cuộc khởi nghĩa này. Đặc biệt hơn là chính vì vai trò quá lớn của phái nữ mà cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng có một đội quân đặc biệt nhất trong lịch sử, đó là đạo quân giả gái.
Đạo quân giả gái này do ông Cai chỉ huy; không rõ tên họ đầy đủ của ông nhưng theo thần tích Miếu Mèn (ở làng Nam Nguyễn, huyện Ba Vì, Hà Nội) thì ông Cai là một người đàn ông rất mạnh khoẻ, có khí khái, giàu lòng yêu nước và rất giỏi võ nghệ. Cũng như hầu hết người đương thời, ông rất căm giận quân đô hộ nhà Đông Hán nên khi hay tin bà Trưng Trắc truyền hịch kêu gọi nhân dân cả nước nổi dậy đánh đuổi chúng, ông Cai đã nhanh chóng chiêu mộ, tập hợp trai tráng trong vùng, lập thành đạo quân đông đến 3000 người với đội ngũ rất chỉnh tề.
Chuyện kể rằng, sau khi có lực lượng, ông Cai đích thân tìm đến đại bản doanh của Hai Bà để liên hệ trước, nhưng vì thấy từ đại soái tối cao cho đến tướng lĩnh cao cấp và đông đảo quân sĩ hầu hết đều là đàn bà con gái, vì thế khi quay về ông hạ lệnh cho tất cả nghĩa dũng của trong đội quân của mình đều phải cải trang thành... đàn bà con gái!
Chuyện kể rằng, sau khi có lực lượng, ông Cai đích thân tìm đến đại bản doanh của Hai Bà để liên hệ trước, nhưng vì thấy từ đại soái tối cao cho đến tướng lĩnh cao cấp và đông đảo quân sĩ hầu hết đều là đàn bà con gái, vì thế khi quay về ông hạ lệnh cho tất cả nghĩa dũng của trong đội quân của mình đều phải cải trang thành... đàn bà con gái!
Đội quân của ông Cai đã chiến đấu rất dũng cảm và lập được nhiều công lao, nhưng phải mãi đến khi toàn thắng, ông Cai mới bày rõ sự thật và đến lúc bấy giờ, Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh mới biết bản thân và cả là đội quân đó đều là nam... giả gái. Mặc dầu vậy, Trưng Nữ Vương vẫn rất khen ngợi và phong cho ông Cai giữ chức Đại tướng.
Tương truyền, sau chiến thắng giặc Hán, ông Cai dẫn quân về quê hương, dân làng vui mừng cho giết trâu bò mở tiệc để khao quân. Nào ngờ, đến khi vào tiệc, ông Cai ra lệnh cho quân lính không được đụng đũa. Trong khi mọi người còn đang ngơ ngác, chưa hiểu làm sao, thì được ông Cai ôn tồn giải thích:
- Ta nghĩ rằng trâu, bò vốn là bạn của nhà nông, là những con vật giúp con người làm ra lúa gạo, sao lại đem giết thịt làm ảnh hưởng đến sản xuất?.
Theo lời ông Cai, từ đó dân làng chỉ dám làm cỗ chay, rồi thành lệ dọn cỗ chay trong ngày lễ; sau này khi ông Cai mất trong cuộc chiến đấu chống quân Hán do Mã Viện chỉ huy kéo sang xâm lược, người dân thương tiếc lập đền thờ và tôn làm thành hoàng, gọi là Cai Công. Nhớ đến chuyện xưa, người dân chỉ làm lễ chay bởi không ai dám trái ý ông Cai, sợ dọn cỗ mặn ông sẽ không về thụ lễ.
Những dấu tích, câu chuyện về ông Cai vẫn còn hiển hiện, lưu truyền không chỉ qua các lời kể mà cả trong lễ nghi thờ phụng. Hàng năm, người dân quê ông ở làng Thượng Thanh, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, Hà Nội ngày nay lại mở hội tưởng nhớ công ơn của ông Cai tại đền thờ ông. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, từ mồng 10 đến 12 tháng 2 âm lịch, ngoài ra hội còn tổ chức vào ngày 7 tháng 7 âm lịch.
Đặc điểm lễ hội đã diễn ra đúng những điểm nổi bật của ông Cai và đội quân của ông. Hội lễ có cờ hoa, pháo nổ, không dùng thịt trâu bò mà lễ vật phải là cỗ chay dâng cúng Thành hoàng (cờ chay) và cuộc rước đặc biệt diễn lại cảnh trai đóng giả gái trong đội quân anh dũng khi xưa trai để tưởng niệm ông Cai.
(Theo báo Đất Việt)