Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2011

SẮC LỆNH VỀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN GIÁO CỦA GIÁO HỘI


DÀN BÀI CHI TIẾT HỌC HỎI


Lm. Phaolô Trịnh Duy Ri

I.                   NHỮNG ĐIỀU CĂN BẢN CỦA SẮC LỆNH





Tổng quát về Sắc lệnh





Chương I : Những nguyên tắc giáo thuyết





Sứ mệnh của Giáo Hội


-         Giáo Hội lữ hành phải truyền giáo: truyền bá đức tin và mang ơn cứu rỗi của Chúa Ki-tô đến cho thế giới.


-         Giáo Hội cũng phải tiến bước trên chính con đường mà Chúa Kitô đã đi, là nghèo khó, vâng lời, phục vụ và tự hiến thân cho đến chết, để rồi toàn thắng nhờ sự sống lại của Người.





Lý do và sự cần thiết của hoạt động truyền giáo


-         Thiên Chúa luôn muốn mọi người được cứu rỗi và nhận biết chân lý.


-         Chính Chúa Kitô "đã minh nhiên công bố sự cần thiết của đức tin và của phép Thánh Tẩy, đồng thời, Người đã xác nhận sự cần thiết của Giáo Hội.


-         Ðể theo đuổi hoạt động truyền giáo, các chi thể của Giáo Hội phải được bác ái thúc đẩy.





Chương 2: Chính công việc truyền giáo





Chứng tá bằng đời sống và việc đối thoại của các Kitô hữu


-         Giáo Hội hiện diện với muôn dân nhờ con cái mình.


-         Những phương cách mà các Ki tô hữu có thể thực hiện.





Sự hiện diện của Đức Ái


-         Thiên Chúa đã yêu chúng ta bằng một tình yêu vô vị lợi, thì các tín hữu cũng phải lấy tình bác ái mà lo lắng cho con người.


-         Các Kitô hữu phải hoạt động và cộng tác với mọi người khác.


-         Giáo Hội không đòi cho mình một quyền hành nào khác ngoài quyền phục vụ nhân loại.





Huấn luyện giảng viên giáo lý


-         Các giảng viên giáo lý mang lại sự trợ giúp đặc biệt và hoàn toàn cần thiết cho việc bành trướng đức tin và Giáo Hội.


-         Chức vụ của các giảng viên giáo lý rất quan trọng vì số giáo sĩ ít oi không đủ để rao giảng Phúc Âm cho quần chúng quá đông đúc.


-         Việc đào tạo, những buổi tập huấn, những khóa học cho các giảng viên giáo lý.


-         Những trợ cấp thích đáng và việc biết ơn các giảng viên giáo lý.





Chương 3: Các giáo hội địa phương





Sự tiến triển của các Giáo hội trẻ


-         Đời sống Dân Chúa phải trưởng thành về mọi phương diện của đời sống Kitô giáo.


-         Các gia đình phải trở nên những vườn ương việc tông đồ.


-         Đức tin phải được giảng dạy nhờ khoa dạy giáo lý thích hợp.





Cổ võ việc tông đồ giáo dân


-         Phải hết sức chú tâm đến việc đào tạo một hàng giáo dân Kitô giáo trưởng thành.


-         các tín hữu cùng một lúc là hoàn toàn thuộc về Dân Chúa và về xã hội trần gian.


-         Nhiệm vụ chính của giáo dân là làm chứng về Chúa Kitô, làm chứng bằng đời sống và lời nói.


-         Phải huấn luyện sao cho giáo dân ý thức về trách nhiệm của mình đối với tất cả mọi người.


-         Toàn thể Giáo Hội trẻ trung phải trở thành chứng tá duy nhất, sống động và vững chắc về Chúa Kitô





Chương 4: Các nhà truyền giáo (bỏ qua)





Chương 5: Tổ chức hoạt động truyền giáo (bỏ qua)





Chương 6: Sự cộng tác





Nhiệm vụ truyền giáo của toàn Dân Thiên Chúa


-         Tất cả con cái Giáo Hội phải tích cực ý thức trách nhiệm của mình đối với thế giới, phải hun đúc cho mình có tinh thần thực sự công giáo, và phải hy sinh góp sức vào công việc rao giảng Phúc Âm.


-         Mọi người phải biết rằng bổn phận đầu tiên và quan trọng nhất đối với việc truyền bá đức tin là sống sâu xa đời sống Kitô hữu.


-         Các kinh nguyện và việc khổ hạnh


-         Phải dùng cả những phương tiện truyền thông xã hội











Nhiệm vụ truyền giáo của Linh mục


-         Các ngài phải thấu hiểu sâu xa rằng đời sống các ngài cũng được thánh hiến để phục vụ các xứ truyền giáo.


-         Các Ngài phải sắp đặt công việc mục vụ thế nào để mưu ích cho việc bành trướng Phúc Âm nơi những người ngoài Kitô giáo.


-         Các ngài phải cổ võ và duy trì giữa tín hữu lòng nhiệt thành đối với việc rao giảng Phúc Âm cho thế giới.


-         Các Giáo sư Chủng viện đào tạo cho các linh mục tương lai một ý thức truyền giáo.





II.               VÀI MẪU GƯƠNG ÁP DỤNG THÀNH CÔNG SẮC LỆNH





1.      Việc truyền giáo ở Hàn quốc


-         Hàng Giáo phẩm được tuyển chọn kỹ lưỡng.


-         Việc đào tạo linh mục, tu sĩ ở Hàn Quốc rất nghiêm túc và được mọi người quan tâm đóng góp. Những linh mục, tu sĩ rất ý thức về sứ mạng của mình và luôn hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần kỷ luật cao.


-         Giáo dân Hàn Quốc đóng góp tích cực cho giáo hội địa phương, tự nguyện đảm nhận những công việc điều hành tại giáo phận và giáo xứ.


-         Giáo hội Hàn Quốc coi trọng giáo dân vì ngay từ đầu lịch sử, chính giáo dân đảm nhiệm công tác truyền giáo.


-         Người tín hữu được đào tạo cẩn thận, được huấn luyện để trưởng thành với những kỹ năng sống, đặc biệt là giới trẻ.


-         Giáo hội Hàn Quốc chú ý nhiều đến việc sử dụng những phương tiện truyền thông xã hội trong công tác truyền giáo.


-         Giáo hội Công giáo và Tin Lành ở Hàn Quốc đã ảnh hưởng mãnh liệt vào nền văn hoá dân tộc.





2.      Gương truyền giáo tại một giáo xứ ở Nam Hàn


-         Giáo xứ đã phát động một chiến dịch truyền giáo.


-         Thành công lớn lao của chiến dịch truyền giáo này là “do việc hoạch định có hệ thống và sự tham gia tích cực của anh chị em giáo dân”.


-         Chú trọng đến việc thăm viếng các gia đình tại nhà họ cũng như các “đề án đường phố”.


-         Thành lập một ủy ban truyền giáo họp thường xuyên và tổ chức các buổi hội thảo.


-         Linh mục chánh xứ cho biết quan tâm ngay từ đầu của cha không phải chỉ chú trọng đến “các giáo dân mới” nhưng còn các giáo dân hiện tại, những người cần được thuyết phục về tầm quan trọng của sứ vụ truyền giáo.


-         “70 thày cô giáo đặc biệt” đã được huấn luyện và chỉ định đến với các dự tòng trước khi họ chịu Phép Rửa Tội và sẽ theo họ cho đến khi họ được Thêm Sức.


-         Hầu hết anh chị em giáo dân tham gia trong chiến dịch truyền giáo này đều đã có gia đình, họ phải quán xuyến công việc nhà của họ, công ăn việc làm, nhưng trên hết xác tín về sứ vụ truyền giáo của mình anh chị em sẵn sàng bỏ giờ ra làm việc tông đồ.


III.            CÂU HỎI HỘI THẢO





1.      Đâu là những đòi hỏi quan trọng về việc Truyền giáo mà Giáo Hội đặc biệt nhắc đến trong Sắc lệnh về Hoạt động truyền giáo mà chúng ta cần phải tập trung nghiên cứu để áp dụng vào hoàn cảnh xã hội hôm nay?





2.      Những điểm son và việc làm nào trong sự thành công áp dụng Sắc lệnh truyền giáo tại Hàn Quốc có thể được triển khai cụ thể với nhu cầu truyền giáo trong Giáo xứ và Giáo phận của chúng ta?