Hà Thúc Sinh
Văn Nghệ Sông Cửu Long
Sống ở Mỹ chẳng ai đi làm mà lại không thuộc châm ngôn “Có hai thứ không ai tránh khỏi: thuế và thần chết.” Tháng Giêng đến tháng Tư là mùa thuế ở Mỹ. Ra thư viện, ngân hàng, hay bưu điện xin mẫu thuế về khai lấy, hoặc thuê chuyên viên thuế khai hộ, biết ngay năm nay mình sẽ lấy về được bao nhiêu hay phải đóng bù bao nhiêu. Lấy về thì tất nhiên là vui, là có tí tiền đi nghỉ hè xa gần tùy vào số tiền lớn nhỏ; ngược lại sẽ buồn năm phút, và nếu có việc buộc phải đi đây đi đó, hoặc mua này sắm nọ, thì cứ thẻ nhựa móc ra mà quẹt. Nói thì giản dị, nhưng với tất cả những ai sống và lao động ở các nước kỹ nghệ phương Tây kinh nghiệm đều gần giống nhau về vụ thuế. Câu “thuyền to sóng lớn” của mình rất đúng với trường hợp của giới trung lưu, mà ở Mỹ có nghĩa là giới làm ra đồng lương một năm mang tới sáu con số (từ 100 ngàn trở lên), hoặc lương hai vợ chồng gộp lại làm ra số tiền tương tự. Nhà to hơn thì trả tiền to hơn, xe chiến hơn thì trả tiền chiến hơn. Nhưng muốn được hay phải “chiến” nó còn tuỳ thuộc vào cái nghề.
Nhưng ở Mỹ có bao nhiêu nghề? Chắc khó mà có được một con số thống kê chính thức và chính xác về các nghề ở Mỹ. Và để trả lời câu hỏi này sợ còn khó hơn trả lời câu hỏi trên đất hiệp chủng quốc có bao nhiêu họ (family name). Xưa ở quê nhà ta hay nói đùa về một số nghề có thể là không tưởng, thí dụ nghề xỉa răng cọp. Nhưng bên Mỹ này nghề ấy là nghề có thật nơi các sở thú; ngoài ra, ở Mỹ còn nhiều nghề nghe kinh hơn thế nhiều mà vẫn có thật như thường. Thí dụ nghề ngửi nách thiên hạ. Các xưởng mỹ phẩm lâu lâu lại thuê một loạt chuyên viên đến xếp hàng, tay cầm giấy bút và lần lượt ngửi nách một loạt người đứng giơ cao tay. Ngửi xong ghi xuống các cột giấy có chỉ dẫn thích hợp nhận xét về từng mùi, từng nồng độ v.v... Lẽ tất nhiên công việc này phải được diễn ra trong phòng ốc máy lạnh, chứ ngửi nách bá tánh ngoài trời nắng có mà chết giấc cả đám. Nếu chúng ta dùng cơm mỗi ngày có nhớ đến ơn bác nông phu và con trâu cày, thì khi bôi các loại thuốc tẩy mùi thân thể (deodorant) cũng đừng quên ơn cái mũi của các ông bà trạng ngửi ấy. Rồi nghề đi hốt giun đất—loại giun đặc biệt rất dài và rất to dùng chế son môi cho các bà các cô. Rồi nghề nếm rượu, nếm kem vân vân và vân vân. Nhiều nghề không hề phổ thông và nếu không tình cờ đọc được ở chỗ này chỗ nọ, tạp chí National Geographic, The World and I hoặc Reader’s Digest chẳng hạn, thì ta khó mà biết được trên nước Mỹ lại có những cái nghề quái lạ như thế.
Nhưng nghề nào là nghề kiếm ra nhiều tiền tại siêu cường này? Dĩ nhiên ta không kể đến các tỉ phú làm gì. Họ tài giỏi là một chuyện, họ còn số may nữa. Người Việt mình có câu “tràng hoa quấn cổ” để chỉ người lọt lòng mẹ mà sợi nhau còn quấn quanh cổ là người có số sướng. Các tỉ phú Mỹ chắc là đều sinh ra với những tràng hoa quấn cổ hết chăng? Vậy vô khả luận về họ. Cứ nói những nghề bình thường thôi ta đã thấy rất nhiều người trong chúng ta bé cái lầm về nghề nghiệp và lợi tức ở Mỹ.
Bạn bảo sao? Ông thị trưởng lương ngon lành lắm? Thưa thị trưởng ở Mỹ nhiều hạng nhiều loại lắm. Thị trưởng những thành phố lớn như Nữu Ước, Los Angeles, khác với thị trưởng Elk Grove (có thể dịch là Đồng Nai đấy), nhưng dù là thị trưởng Los Angeles với lương 205 ngàn Mỹ kim một năm hay thị trưởng thành phố Billings, Montana lương tròm trèm 10.000 Mỹ kim (suýt soát tiền chính phủ trợ cấp hàng năm cho một người già) thì thấm tháp gì so với một anh Mỹ gốc Ấn tầm thường làm nghề địa ốc trong thành phố của ông thị trưởng. Anh mua bán nhà Ray Singhal, 62 tuổi, ở phố Blaine, Minneapolis, kiếm mỗi năm 600 ngàn Mỹ kim dễ dàng. Gì chứ lương như ông thị trưởng của thành phố Billings, nếu không có gốc giàu sang phú quý, chơi cái chức thị trưởng cho nó có hàm, thì mỗi năm có phải đi mua sắm quần áo cũng chỉ đến chen vai với dân ăn trợ cấp xã hội trong các siêu thị bình dân như Wal-Mart, Target, K-Mart mà hàng hoá từ đôi dép cho chí cái TV đều thứ hàng rởm “Made in China” thôi, còn những hiệu lớn như Nostrom, Saks 5th Avenue, Jones New York... là chỗ dành cho những anh lương 6, 7 số trở lên. Bạn lại bảo giới chính khách ngồi ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn? Để xem nhé. Lương Tổng thống Hoa Kỳ 400 ngàn Mỹ kim, ông Phó bằng phân nửa, còn các bộ trưởng thua ông Phó một hai chục ngàn. Nói thật, phần lớn các cụ tai to mặt lớn nắm quyền lực ở Mỹ tiền lương của họ chỉ để... ăn sáng. Còn bị tiền chính thức của họ to lắm. Toàn thứ tổ phụ mấy đời để lại không dầu hỏa cũng sắt, không sắt cũng xe hơi vân vân và vân vân, chứ nếu đem lương ra mà so, bố bảo ông Obama cũng không dám bế chó đứng gần một anh chơi bóng rổ cỡ Kobe Bryant. Chỉ có tài ném bóng, lương đồng niên của Bryant là 15.9 triệu Mỹ kim. Nhưng Bryant, trên dưới 30 tuổi của đội Lakers đã dám vênh lên chưa? Chạm giới điện ảnh, đừng nói đã Oscar này Oscar nọ, chỉ nội con bé con lém lỉnh như Dakota Fanning, ngay từ lúc mới 12 tuổi, từng xuất hiện với Denzal Washington trong một phim cò dí cướp, mở ví cho xem lương của nó cũng trên dưới 15 triệu là ái ngại ngay. Chạm nhằm các nữ tài tử tai tiếng như Angelina Jolie, chưa từng Oscar, hay ngoan hiền (?) như Reese Witherspoon, đã có Oscar, lợi tức đồng niên của cả hai đều từ 30 triệu Mỹ kim trở lên, thì cầm chắc Bryant chào vái đi ngay, nói gì đến cỡ Nicole Kidman, đã từng Oscar, lại mỗi phút quảng cáo thương mại cho hãng nước hoa Chanel cô bỏ ví 1 triệu Mỹ kim như không. Còn giới trí thức ư? Tội nghiệp nhất vẫn là giới này. Một anh đầu bếp như Fuad Ndibalema, 35 tuổi, ở Barre, Vermont, lương sơ sơ cũng 160 ngàn một năm; trong khi học cho ra một nhà vật lý nguyên tử như Anuj Purwar, 31 tuổi, ở Santa Fe, New Mexico, lương cũng chỉ khiêm tốn 62,200 một năm, hơn một kiến trúc sư thâm niên như Sue Lani Madsen, 50 tuổi, ở Washington quãng 10 ngàn. Còn giới nghệ sĩ... ẩm ương? Đói lắm. Gái được tuyển múa bụng cho thiên hạ coi đâu phải chuyện dễ. Chẳng những bụng đẹp, mặt đep, toàn thân chỗ nào cũng đẹp và không được phép có dù chỉ một cái sẹo nhưng còn phải có sức khoẻ nữa. Múa cả đêm ở câu lạc bộ như cô em Malia Delapennia, 27 tuổi, ở Hawaii cho du khách thưởng thức không khoẻ sức nào chịu thấu, nhưng cô hưởng lương bao nhiêu? Cũng 10 ngàn một năm! Ngay nghề diễn viên mà chưa nổi tiếng, kiểu diễn viên may phúc được gọi, rồi phải trải qua giai đoạn đóng thử (audition), rồi được thuê đóng những vai... chỉ một đường gươm của chàng hiệp sĩ là các cậu đã lăn quay ra chết hàng loạt, lương mỗi tuần chỉ có 481 Mỹ kim, hơn anh rửa bát tí đỉnh vì anh này lãnh một tuần khiêm tốn cũng được 295 Mỹ kim. Còn trong giới gọi là professional thì lẽ tất nhiên bác sĩ là bảnh hơn hết. Nếu là một bác sĩ gia đình, có phòng mạch, kinh nghiệm nhiều năm, và làm ăn lương thiện, chăm chỉ, ông hay bà ta có thể kiếm được quãng 250 đến 300 ngàn một năm, nha sĩ cũng tương tự, còn luật sư thấp hơn nhiều, quãng 80 ngàn một năm. Dù sao giới này vẫn được xếp vào hạng từ trung lưu đến hạ thượng lưu trong xã hội Mỹ, giai cấp đóng thuế nhiều nhất và theo lý thuyết phần lớn tiền thuế của họ làm thành ngân sách hàng năm của Hoa Kỳ. Nhưng nếu giả dụ các ông bà professional này đi ăn trong một tiệm ăn hạng sang trọng bậc nhất thành phố vào một cuối tuần, dám chắc họ sẽ không bao giờ được ưu tiên nâng nhẹ chai vanh quí cuối cùng còn sót lại dưới hầm. Chai ấy sẽ phải được khệ nệ khuân lên, đưa trình một cách kính cẩn trước mặt một anh làm nghề truyền thanh truyền hình rất vô lại cỡ như anh Howard Stern, suốt đời chỉ nói toàn chuyện dâm ô tục tĩu, nhưng lợi tức hàng năm chẳng nhiều lắm, chỉ có 31 triệu Mỹ kim thôi. Nói chi đến cái nhà ông Terry Semel, 63 tuổi, cựu chủ nhân cái mạng lưới toàn cầu mà phần lớn chúng ta hàng ngày đều nhảy vào lùng sục không email cũng tài liệu này, tin tức nọ là mạng lưới Yahoo. Lương của ông là 120 triệu Mỹ kim một năm.
°
Nhưng như người ta nói, tự điển Mỹ thực tế không có chữ “ổn định,” và một người sống một đời trung bình trải qua bốn việc làm là ít nhất. Trong số 200 ngàn người vô gia cư ở Los Angeles (theo thống kê 2005) có không ít người từng là giám đốc ngân hàng này, chủ hãng buôn xe hơi kia, v.v... Có người trắng tay trở thành homeless; có người chán nản đâm rượu chè be bét rồi mất vợ mất con, mất nhà mất cửa trở thành homeless. Thành phần homeless đông nhất từ 1975 đến 1990 là cựu quân nhân Mỹ tham chiến ở Việt Nam, khi về bị phản bội (bị bỏ rơi, bị nguyền rủa) đâm hận thù bất mãn trở thành homeless. Thành phần này nay giảm hẳn vì một số lớn đã qua đời. Tuy nhiên, homeless ở Mỹ dù nằm ngoài phạm vi giàu nghèo nhưng nhất định không hề chết đói. Chính phủ có các chương trình chu cấp nơi ăn chốn ở cho họ, nhưng phần lớn không thích bó mình vào đó, họ thích lang thang tụ tập ngủ đường ngủ xá, ngủ nơi các công viên để có vẻ tự do hơn.
Thế cho nên ở Mỹ câu hỏi “ai giàu hơn ai” rất khó trả lời. Chỉ một sắc dân xem ra lúc nào trông cũng... phong lưu chính là dân Mít tị nạn ta. Còn nhớ vụ giông bão Katrina lớn như vậy mà người Việt trong vùng ảnh hưởng không ai la lối tiếng nào, giữa khi các sắc dân khác, đặc biệt da đen ở New Orleans thì đến giờ vẫn còn gào thét vang trời, kêu la thấu đất. Riêng người Việt được báo chí Mỹ khen ngợi hết lời, và họ không hiểu tại sao đám dân Á Châu đa số gốc thuyền nhân này không hề than thở, kêu ca gì sất.
°
Làm sao giải thích cho người Mỹ hiểu thấu cái triết lý sống tuyệt vời của người mình: thừa no thiếu đủ! Và ngay cái thời còn phải loay hoay làm lại cuộc đời mới trên mảnh đất mới cũng ít thấy ai trong phe ta mang cái mặc cảm giàu nghèo. Không rõ trong lịch sử Mỹ liên tiếp thành hình và phát triển nhờ những nhóm di dân, tị nạn, có sắc dân nào có được câu tự hãnh như câu của người mình lúc còn hàn vi: bạn giàu bạn ba bữa, tôi nghèo cũng đỏ lửa ba lần?
Sống ở Mỹ chẳng ai đi làm mà lại không thuộc châm ngôn “Có hai thứ không ai tránh khỏi: thuế và thần chết.” Tháng Giêng đến tháng Tư là mùa thuế ở Mỹ. Ra thư viện, ngân hàng, hay bưu điện xin mẫu thuế về khai lấy, hoặc thuê chuyên viên thuế khai hộ, biết ngay năm nay mình sẽ lấy về được bao nhiêu hay phải đóng bù bao nhiêu. Lấy về thì tất nhiên là vui, là có tí tiền đi nghỉ hè xa gần tùy vào số tiền lớn nhỏ; ngược lại sẽ buồn năm phút, và nếu có việc buộc phải đi đây đi đó, hoặc mua này sắm nọ, thì cứ thẻ nhựa móc ra mà quẹt. Nói thì giản dị, nhưng với tất cả những ai sống và lao động ở các nước kỹ nghệ phương Tây kinh nghiệm đều gần giống nhau về vụ thuế. Câu “thuyền to sóng lớn” của mình rất đúng với trường hợp của giới trung lưu, mà ở Mỹ có nghĩa là giới làm ra đồng lương một năm mang tới sáu con số (từ 100 ngàn trở lên), hoặc lương hai vợ chồng gộp lại làm ra số tiền tương tự. Nhà to hơn thì trả tiền to hơn, xe chiến hơn thì trả tiền chiến hơn. Nhưng muốn được hay phải “chiến” nó còn tuỳ thuộc vào cái nghề.
Nhưng ở Mỹ có bao nhiêu nghề? Chắc khó mà có được một con số thống kê chính thức và chính xác về các nghề ở Mỹ. Và để trả lời câu hỏi này sợ còn khó hơn trả lời câu hỏi trên đất hiệp chủng quốc có bao nhiêu họ (family name). Xưa ở quê nhà ta hay nói đùa về một số nghề có thể là không tưởng, thí dụ nghề xỉa răng cọp. Nhưng bên Mỹ này nghề ấy là nghề có thật nơi các sở thú; ngoài ra, ở Mỹ còn nhiều nghề nghe kinh hơn thế nhiều mà vẫn có thật như thường. Thí dụ nghề ngửi nách thiên hạ. Các xưởng mỹ phẩm lâu lâu lại thuê một loạt chuyên viên đến xếp hàng, tay cầm giấy bút và lần lượt ngửi nách một loạt người đứng giơ cao tay. Ngửi xong ghi xuống các cột giấy có chỉ dẫn thích hợp nhận xét về từng mùi, từng nồng độ v.v... Lẽ tất nhiên công việc này phải được diễn ra trong phòng ốc máy lạnh, chứ ngửi nách bá tánh ngoài trời nắng có mà chết giấc cả đám. Nếu chúng ta dùng cơm mỗi ngày có nhớ đến ơn bác nông phu và con trâu cày, thì khi bôi các loại thuốc tẩy mùi thân thể (deodorant) cũng đừng quên ơn cái mũi của các ông bà trạng ngửi ấy. Rồi nghề đi hốt giun đất—loại giun đặc biệt rất dài và rất to dùng chế son môi cho các bà các cô. Rồi nghề nếm rượu, nếm kem vân vân và vân vân. Nhiều nghề không hề phổ thông và nếu không tình cờ đọc được ở chỗ này chỗ nọ, tạp chí National Geographic, The World and I hoặc Reader’s Digest chẳng hạn, thì ta khó mà biết được trên nước Mỹ lại có những cái nghề quái lạ như thế.
Nhưng nghề nào là nghề kiếm ra nhiều tiền tại siêu cường này? Dĩ nhiên ta không kể đến các tỉ phú làm gì. Họ tài giỏi là một chuyện, họ còn số may nữa. Người Việt mình có câu “tràng hoa quấn cổ” để chỉ người lọt lòng mẹ mà sợi nhau còn quấn quanh cổ là người có số sướng. Các tỉ phú Mỹ chắc là đều sinh ra với những tràng hoa quấn cổ hết chăng? Vậy vô khả luận về họ. Cứ nói những nghề bình thường thôi ta đã thấy rất nhiều người trong chúng ta bé cái lầm về nghề nghiệp và lợi tức ở Mỹ.
Bạn bảo sao? Ông thị trưởng lương ngon lành lắm? Thưa thị trưởng ở Mỹ nhiều hạng nhiều loại lắm. Thị trưởng những thành phố lớn như Nữu Ước, Los Angeles, khác với thị trưởng Elk Grove (có thể dịch là Đồng Nai đấy), nhưng dù là thị trưởng Los Angeles với lương 205 ngàn Mỹ kim một năm hay thị trưởng thành phố Billings, Montana lương tròm trèm 10.000 Mỹ kim (suýt soát tiền chính phủ trợ cấp hàng năm cho một người già) thì thấm tháp gì so với một anh Mỹ gốc Ấn tầm thường làm nghề địa ốc trong thành phố của ông thị trưởng. Anh mua bán nhà Ray Singhal, 62 tuổi, ở phố Blaine, Minneapolis, kiếm mỗi năm 600 ngàn Mỹ kim dễ dàng. Gì chứ lương như ông thị trưởng của thành phố Billings, nếu không có gốc giàu sang phú quý, chơi cái chức thị trưởng cho nó có hàm, thì mỗi năm có phải đi mua sắm quần áo cũng chỉ đến chen vai với dân ăn trợ cấp xã hội trong các siêu thị bình dân như Wal-Mart, Target, K-Mart mà hàng hoá từ đôi dép cho chí cái TV đều thứ hàng rởm “Made in China” thôi, còn những hiệu lớn như Nostrom, Saks 5th Avenue, Jones New York... là chỗ dành cho những anh lương 6, 7 số trở lên. Bạn lại bảo giới chính khách ngồi ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn? Để xem nhé. Lương Tổng thống Hoa Kỳ 400 ngàn Mỹ kim, ông Phó bằng phân nửa, còn các bộ trưởng thua ông Phó một hai chục ngàn. Nói thật, phần lớn các cụ tai to mặt lớn nắm quyền lực ở Mỹ tiền lương của họ chỉ để... ăn sáng. Còn bị tiền chính thức của họ to lắm. Toàn thứ tổ phụ mấy đời để lại không dầu hỏa cũng sắt, không sắt cũng xe hơi vân vân và vân vân, chứ nếu đem lương ra mà so, bố bảo ông Obama cũng không dám bế chó đứng gần một anh chơi bóng rổ cỡ Kobe Bryant. Chỉ có tài ném bóng, lương đồng niên của Bryant là 15.9 triệu Mỹ kim. Nhưng Bryant, trên dưới 30 tuổi của đội Lakers đã dám vênh lên chưa? Chạm giới điện ảnh, đừng nói đã Oscar này Oscar nọ, chỉ nội con bé con lém lỉnh như Dakota Fanning, ngay từ lúc mới 12 tuổi, từng xuất hiện với Denzal Washington trong một phim cò dí cướp, mở ví cho xem lương của nó cũng trên dưới 15 triệu là ái ngại ngay. Chạm nhằm các nữ tài tử tai tiếng như Angelina Jolie, chưa từng Oscar, hay ngoan hiền (?) như Reese Witherspoon, đã có Oscar, lợi tức đồng niên của cả hai đều từ 30 triệu Mỹ kim trở lên, thì cầm chắc Bryant chào vái đi ngay, nói gì đến cỡ Nicole Kidman, đã từng Oscar, lại mỗi phút quảng cáo thương mại cho hãng nước hoa Chanel cô bỏ ví 1 triệu Mỹ kim như không. Còn giới trí thức ư? Tội nghiệp nhất vẫn là giới này. Một anh đầu bếp như Fuad Ndibalema, 35 tuổi, ở Barre, Vermont, lương sơ sơ cũng 160 ngàn một năm; trong khi học cho ra một nhà vật lý nguyên tử như Anuj Purwar, 31 tuổi, ở Santa Fe, New Mexico, lương cũng chỉ khiêm tốn 62,200 một năm, hơn một kiến trúc sư thâm niên như Sue Lani Madsen, 50 tuổi, ở Washington quãng 10 ngàn. Còn giới nghệ sĩ... ẩm ương? Đói lắm. Gái được tuyển múa bụng cho thiên hạ coi đâu phải chuyện dễ. Chẳng những bụng đẹp, mặt đep, toàn thân chỗ nào cũng đẹp và không được phép có dù chỉ một cái sẹo nhưng còn phải có sức khoẻ nữa. Múa cả đêm ở câu lạc bộ như cô em Malia Delapennia, 27 tuổi, ở Hawaii cho du khách thưởng thức không khoẻ sức nào chịu thấu, nhưng cô hưởng lương bao nhiêu? Cũng 10 ngàn một năm! Ngay nghề diễn viên mà chưa nổi tiếng, kiểu diễn viên may phúc được gọi, rồi phải trải qua giai đoạn đóng thử (audition), rồi được thuê đóng những vai... chỉ một đường gươm của chàng hiệp sĩ là các cậu đã lăn quay ra chết hàng loạt, lương mỗi tuần chỉ có 481 Mỹ kim, hơn anh rửa bát tí đỉnh vì anh này lãnh một tuần khiêm tốn cũng được 295 Mỹ kim. Còn trong giới gọi là professional thì lẽ tất nhiên bác sĩ là bảnh hơn hết. Nếu là một bác sĩ gia đình, có phòng mạch, kinh nghiệm nhiều năm, và làm ăn lương thiện, chăm chỉ, ông hay bà ta có thể kiếm được quãng 250 đến 300 ngàn một năm, nha sĩ cũng tương tự, còn luật sư thấp hơn nhiều, quãng 80 ngàn một năm. Dù sao giới này vẫn được xếp vào hạng từ trung lưu đến hạ thượng lưu trong xã hội Mỹ, giai cấp đóng thuế nhiều nhất và theo lý thuyết phần lớn tiền thuế của họ làm thành ngân sách hàng năm của Hoa Kỳ. Nhưng nếu giả dụ các ông bà professional này đi ăn trong một tiệm ăn hạng sang trọng bậc nhất thành phố vào một cuối tuần, dám chắc họ sẽ không bao giờ được ưu tiên nâng nhẹ chai vanh quí cuối cùng còn sót lại dưới hầm. Chai ấy sẽ phải được khệ nệ khuân lên, đưa trình một cách kính cẩn trước mặt một anh làm nghề truyền thanh truyền hình rất vô lại cỡ như anh Howard Stern, suốt đời chỉ nói toàn chuyện dâm ô tục tĩu, nhưng lợi tức hàng năm chẳng nhiều lắm, chỉ có 31 triệu Mỹ kim thôi. Nói chi đến cái nhà ông Terry Semel, 63 tuổi, cựu chủ nhân cái mạng lưới toàn cầu mà phần lớn chúng ta hàng ngày đều nhảy vào lùng sục không email cũng tài liệu này, tin tức nọ là mạng lưới Yahoo. Lương của ông là 120 triệu Mỹ kim một năm.
°
Nhưng như người ta nói, tự điển Mỹ thực tế không có chữ “ổn định,” và một người sống một đời trung bình trải qua bốn việc làm là ít nhất. Trong số 200 ngàn người vô gia cư ở Los Angeles (theo thống kê 2005) có không ít người từng là giám đốc ngân hàng này, chủ hãng buôn xe hơi kia, v.v... Có người trắng tay trở thành homeless; có người chán nản đâm rượu chè be bét rồi mất vợ mất con, mất nhà mất cửa trở thành homeless. Thành phần homeless đông nhất từ 1975 đến 1990 là cựu quân nhân Mỹ tham chiến ở Việt Nam, khi về bị phản bội (bị bỏ rơi, bị nguyền rủa) đâm hận thù bất mãn trở thành homeless. Thành phần này nay giảm hẳn vì một số lớn đã qua đời. Tuy nhiên, homeless ở Mỹ dù nằm ngoài phạm vi giàu nghèo nhưng nhất định không hề chết đói. Chính phủ có các chương trình chu cấp nơi ăn chốn ở cho họ, nhưng phần lớn không thích bó mình vào đó, họ thích lang thang tụ tập ngủ đường ngủ xá, ngủ nơi các công viên để có vẻ tự do hơn.
Thế cho nên ở Mỹ câu hỏi “ai giàu hơn ai” rất khó trả lời. Chỉ một sắc dân xem ra lúc nào trông cũng... phong lưu chính là dân Mít tị nạn ta. Còn nhớ vụ giông bão Katrina lớn như vậy mà người Việt trong vùng ảnh hưởng không ai la lối tiếng nào, giữa khi các sắc dân khác, đặc biệt da đen ở New Orleans thì đến giờ vẫn còn gào thét vang trời, kêu la thấu đất. Riêng người Việt được báo chí Mỹ khen ngợi hết lời, và họ không hiểu tại sao đám dân Á Châu đa số gốc thuyền nhân này không hề than thở, kêu ca gì sất.
°
Làm sao giải thích cho người Mỹ hiểu thấu cái triết lý sống tuyệt vời của người mình: thừa no thiếu đủ! Và ngay cái thời còn phải loay hoay làm lại cuộc đời mới trên mảnh đất mới cũng ít thấy ai trong phe ta mang cái mặc cảm giàu nghèo. Không rõ trong lịch sử Mỹ liên tiếp thành hình và phát triển nhờ những nhóm di dân, tị nạn, có sắc dân nào có được câu tự hãnh như câu của người mình lúc còn hàn vi: bạn giàu bạn ba bữa, tôi nghèo cũng đỏ lửa ba lần?
Sống ở Mỹ chẳng ai đi làm mà lại không thuộc châm ngôn “Có hai thứ không ai tránh khỏi: thuế và thần chết.” Tháng Giêng đến tháng Tư là mùa thuế ở Mỹ. Ra thư viện, ngân hàng, hay bưu điện xin mẫu thuế về khai lấy, hoặc thuê chuyên viên thuế khai hộ, biết ngay năm nay mình sẽ lấy về được bao nhiêu hay phải đóng bù bao nhiêu. Lấy về thì tất nhiên là vui, là có tí tiền đi nghỉ hè xa gần tùy vào số tiền lớn nhỏ; ngược lại sẽ buồn năm phút, và nếu có việc buộc phải đi đây đi đó, hoặc mua này sắm nọ, thì cứ thẻ nhựa móc ra mà quẹt. Nói thì giản dị, nhưng với tất cả những ai sống và lao động ở các nước kỹ nghệ phương Tây kinh nghiệm đều gần giống nhau về vụ thuế. Câu “thuyền to sóng lớn” của mình rất đúng với trường hợp của giới trung lưu, mà ở Mỹ có nghĩa là giới làm ra đồng lương một năm mang tới sáu con số (từ 100 ngàn trở lên), hoặc lương hai vợ chồng gộp lại làm ra số tiền tương tự. Nhà to hơn thì trả tiền to hơn, xe chiến hơn thì trả tiền chiến hơn. Nhưng muốn được hay phải “chiến” nó còn tuỳ thuộc vào cái nghề.
Nhưng ở Mỹ có bao nhiêu nghề? Chắc khó mà có được một con số thống kê chính thức và chính xác về các nghề ở Mỹ. Và để trả lời câu hỏi này sợ còn khó hơn trả lời câu hỏi trên đất hiệp chủng quốc có bao nhiêu họ (family name). Xưa ở quê nhà ta hay nói đùa về một số nghề có thể là không tưởng, thí dụ nghề xỉa răng cọp. Nhưng bên Mỹ này nghề ấy là nghề có thật nơi các sở thú; ngoài ra, ở Mỹ còn nhiều nghề nghe kinh hơn thế nhiều mà vẫn có thật như thường. Thí dụ nghề ngửi nách thiên hạ. Các xưởng mỹ phẩm lâu lâu lại thuê một loạt chuyên viên đến xếp hàng, tay cầm giấy bút và lần lượt ngửi nách một loạt người đứng giơ cao tay. Ngửi xong ghi xuống các cột giấy có chỉ dẫn thích hợp nhận xét về từng mùi, từng nồng độ v.v... Lẽ tất nhiên công việc này phải được diễn ra trong phòng ốc máy lạnh, chứ ngửi nách bá tánh ngoài trời nắng có mà chết giấc cả đám. Nếu chúng ta dùng cơm mỗi ngày có nhớ đến ơn bác nông phu và con trâu cày, thì khi bôi các loại thuốc tẩy mùi thân thể (deodorant) cũng đừng quên ơn cái mũi của các ông bà trạng ngửi ấy. Rồi nghề đi hốt giun đất—loại giun đặc biệt rất dài và rất to dùng chế son môi cho các bà các cô. Rồi nghề nếm rượu, nếm kem vân vân và vân vân. Nhiều nghề không hề phổ thông và nếu không tình cờ đọc được ở chỗ này chỗ nọ, tạp chí National Geographic, The World and I hoặc Reader’s Digest chẳng hạn, thì ta khó mà biết được trên nước Mỹ lại có những cái nghề quái lạ như thế.
Nhưng nghề nào là nghề kiếm ra nhiều tiền tại siêu cường này? Dĩ nhiên ta không kể đến các tỉ phú làm gì. Họ tài giỏi là một chuyện, họ còn số may nữa. Người Việt mình có câu “tràng hoa quấn cổ” để chỉ người lọt lòng mẹ mà sợi nhau còn quấn quanh cổ là người có số sướng. Các tỉ phú Mỹ chắc là đều sinh ra với những tràng hoa quấn cổ hết chăng? Vậy vô khả luận về họ. Cứ nói những nghề bình thường thôi ta đã thấy rất nhiều người trong chúng ta bé cái lầm về nghề nghiệp và lợi tức ở Mỹ.
Bạn bảo sao? Ông thị trưởng lương ngon lành lắm? Thưa thị trưởng ở Mỹ nhiều hạng nhiều loại lắm. Thị trưởng những thành phố lớn như Nữu Ước, Los Angeles, khác với thị trưởng Elk Grove (có thể dịch là Đồng Nai đấy), nhưng dù là thị trưởng Los Angeles với lương 205 ngàn Mỹ kim một năm hay thị trưởng thành phố Billings, Montana lương tròm trèm 10.000 Mỹ kim (suýt soát tiền chính phủ trợ cấp hàng năm cho một người già) thì thấm tháp gì so với một anh Mỹ gốc Ấn tầm thường làm nghề địa ốc trong thành phố của ông thị trưởng. Anh mua bán nhà Ray Singhal, 62 tuổi, ở phố Blaine, Minneapolis, kiếm mỗi năm 600 ngàn Mỹ kim dễ dàng. Gì chứ lương như ông thị trưởng của thành phố Billings, nếu không có gốc giàu sang phú quý, chơi cái chức thị trưởng cho nó có hàm, thì mỗi năm có phải đi mua sắm quần áo cũng chỉ đến chen vai với dân ăn trợ cấp xã hội trong các siêu thị bình dân như Wal-Mart, Target, K-Mart mà hàng hoá từ đôi dép cho chí cái TV đều thứ hàng rởm “Made in China” thôi, còn những hiệu lớn như Nostrom, Saks 5th Avenue, Jones New York... là chỗ dành cho những anh lương 6, 7 số trở lên. Bạn lại bảo giới chính khách ngồi ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn? Để xem nhé. Lương Tổng thống Hoa Kỳ 400 ngàn Mỹ kim, ông Phó bằng phân nửa, còn các bộ trưởng thua ông Phó một hai chục ngàn. Nói thật, phần lớn các cụ tai to mặt lớn nắm quyền lực ở Mỹ tiền lương của họ chỉ để... ăn sáng. Còn bị tiền chính thức của họ to lắm. Toàn thứ tổ phụ mấy đời để lại không dầu hỏa cũng sắt, không sắt cũng xe hơi vân vân và vân vân, chứ nếu đem lương ra mà so, bố bảo ông Obama cũng không dám bế chó đứng gần một anh chơi bóng rổ cỡ Kobe Bryant. Chỉ có tài ném bóng, lương đồng niên của Bryant là 15.9 triệu Mỹ kim. Nhưng Bryant, trên dưới 30 tuổi của đội Lakers đã dám vênh lên chưa? Chạm giới điện ảnh, đừng nói đã Oscar này Oscar nọ, chỉ nội con bé con lém lỉnh như Dakota Fanning, ngay từ lúc mới 12 tuổi, từng xuất hiện với Denzal Washington trong một phim cò dí cướp, mở ví cho xem lương của nó cũng trên dưới 15 triệu là ái ngại ngay. Chạm nhằm các nữ tài tử tai tiếng như Angelina Jolie, chưa từng Oscar, hay ngoan hiền (?) như Reese Witherspoon, đã có Oscar, lợi tức đồng niên của cả hai đều từ 30 triệu Mỹ kim trở lên, thì cầm chắc Bryant chào vái đi ngay, nói gì đến cỡ Nicole Kidman, đã từng Oscar, lại mỗi phút quảng cáo thương mại cho hãng nước hoa Chanel cô bỏ ví 1 triệu Mỹ kim như không. Còn giới trí thức ư? Tội nghiệp nhất vẫn là giới này. Một anh đầu bếp như Fuad Ndibalema, 35 tuổi, ở Barre, Vermont, lương sơ sơ cũng 160 ngàn một năm; trong khi học cho ra một nhà vật lý nguyên tử như Anuj Purwar, 31 tuổi, ở Santa Fe, New Mexico, lương cũng chỉ khiêm tốn 62,200 một năm, hơn một kiến trúc sư thâm niên như Sue Lani Madsen, 50 tuổi, ở Washington quãng 10 ngàn. Còn giới nghệ sĩ... ẩm ương? Đói lắm. Gái được tuyển múa bụng cho thiên hạ coi đâu phải chuyện dễ. Chẳng những bụng đẹp, mặt đep, toàn thân chỗ nào cũng đẹp và không được phép có dù chỉ một cái sẹo nhưng còn phải có sức khoẻ nữa. Múa cả đêm ở câu lạc bộ như cô em Malia Delapennia, 27 tuổi, ở Hawaii cho du khách thưởng thức không khoẻ sức nào chịu thấu, nhưng cô hưởng lương bao nhiêu? Cũng 10 ngàn một năm! Ngay nghề diễn viên mà chưa nổi tiếng, kiểu diễn viên may phúc được gọi, rồi phải trải qua giai đoạn đóng thử (audition), rồi được thuê đóng những vai... chỉ một đường gươm của chàng hiệp sĩ là các cậu đã lăn quay ra chết hàng loạt, lương mỗi tuần chỉ có 481 Mỹ kim, hơn anh rửa bát tí đỉnh vì anh này lãnh một tuần khiêm tốn cũng được 295 Mỹ kim. Còn trong giới gọi là professional thì lẽ tất nhiên bác sĩ là bảnh hơn hết. Nếu là một bác sĩ gia đình, có phòng mạch, kinh nghiệm nhiều năm, và làm ăn lương thiện, chăm chỉ, ông hay bà ta có thể kiếm được quãng 250 đến 300 ngàn một năm, nha sĩ cũng tương tự, còn luật sư thấp hơn nhiều, quãng 80 ngàn một năm. Dù sao giới này vẫn được xếp vào hạng từ trung lưu đến hạ thượng lưu trong xã hội Mỹ, giai cấp đóng thuế nhiều nhất và theo lý thuyết phần lớn tiền thuế của họ làm thành ngân sách hàng năm của Hoa Kỳ. Nhưng nếu giả dụ các ông bà professional này đi ăn trong một tiệm ăn hạng sang trọng bậc nhất thành phố vào một cuối tuần, dám chắc họ sẽ không bao giờ được ưu tiên nâng nhẹ chai vanh quí cuối cùng còn sót lại dưới hầm. Chai ấy sẽ phải được khệ nệ khuân lên, đưa trình một cách kính cẩn trước mặt một anh làm nghề truyền thanh truyền hình rất vô lại cỡ như anh Howard Stern, suốt đời chỉ nói toàn chuyện dâm ô tục tĩu, nhưng lợi tức hàng năm chẳng nhiều lắm, chỉ có 31 triệu Mỹ kim thôi. Nói chi đến cái nhà ông Terry Semel, 63 tuổi, cựu chủ nhân cái mạng lưới toàn cầu mà phần lớn chúng ta hàng ngày đều nhảy vào lùng sục không email cũng tài liệu này, tin tức nọ là mạng lưới Yahoo. Lương của ông là 120 triệu Mỹ kim một năm.
°
Nhưng như người ta nói, tự điển Mỹ thực tế không có chữ “ổn định,” và một người sống một đời trung bình trải qua bốn việc làm là ít nhất. Trong số 200 ngàn người vô gia cư ở Los Angeles (theo thống kê 2005) có không ít người từng là giám đốc ngân hàng này, chủ hãng buôn xe hơi kia, v.v... Có người trắng tay trở thành homeless; có người chán nản đâm rượu chè be bét rồi mất vợ mất con, mất nhà mất cửa trở thành homeless. Thành phần homeless đông nhất từ 1975 đến 1990 là cựu quân nhân Mỹ tham chiến ở Việt Nam, khi về bị phản bội (bị bỏ rơi, bị nguyền rủa) đâm hận thù bất mãn trở thành homeless. Thành phần này nay giảm hẳn vì một số lớn đã qua đời. Tuy nhiên, homeless ở Mỹ dù nằm ngoài phạm vi giàu nghèo nhưng nhất định không hề chết đói. Chính phủ có các chương trình chu cấp nơi ăn chốn ở cho họ, nhưng phần lớn không thích bó mình vào đó, họ thích lang thang tụ tập ngủ đường ngủ xá, ngủ nơi các công viên để có vẻ tự do hơn.
Thế cho nên ở Mỹ câu hỏi “ai giàu hơn ai” rất khó trả lời. Chỉ một sắc dân xem ra lúc nào trông cũng... phong lưu chính là dân Mít tị nạn ta. Còn nhớ vụ giông bão Katrina lớn như vậy mà người Việt trong vùng ảnh hưởng không ai la lối tiếng nào, giữa khi các sắc dân khác, đặc biệt da đen ở New Orleans thì đến giờ vẫn còn gào thét vang trời, kêu la thấu đất. Riêng người Việt được báo chí Mỹ khen ngợi hết lời, và họ không hiểu tại sao đám dân Á Châu đa số gốc thuyền nhân này không hề than thở, kêu ca gì sất.
°
Làm sao giải thích cho người Mỹ hiểu thấu cái triết lý sống tuyệt vời của người mình: thừa no thiếu đủ! Và ngay cái thời còn phải loay hoay làm lại cuộc đời mới trên mảnh đất mới cũng ít thấy ai trong phe ta mang cái mặc cảm giàu nghèo. Không rõ trong lịch sử Mỹ liên tiếp thành hình và phát triển nhờ những nhóm di dân, tị nạn, có sắc dân nào có được câu tự hãnh như câu của người mình lúc còn hàn vi: bạn giàu bạn ba bữa, tôi nghèo cũng đỏ lửa ba lần?./.