Satoru Ikeuchi
nhà thiên văn học
tại đại học chuyên đào tạo tiến sĩ các ngành học cao cấp, Sokendai
tại đại học chuyên đào tạo tiến sĩ các ngành học cao cấp, Sokendai
Tuổi trẻ cuối tuần, ngày27/3/2011
Nhà Vật Lý Torahiko Terada viết năm 1934: ''Con người càng văn minh thì cái vòng bạo lực của thiên nhiên ngày càng lớn''. Gần 77 năm sau những từ mà ông từng viết trở nên chính xác hơn bao giờ hết.
Con người ngày càng trở nên kiêu ngạo, tin là họ đã chinh phục được thiên nhiên. Chúng ta xây những công trình lớn hơn, vĩ đại hơn. Các nhà khoa học và kỹ thuật tin rằng họ làm như vậy để đáp ứng nhu cầu của xã hội. nhưng họ quên mất trách nhiệm lớn hơn đối với xã hội của họ mà chỉ nhấn mạnh vào những khía cạnh tích cực của nỗ lực đó. Thảm họa ở Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi thể hiện rõ hiện tượng này.
Dù động đất ở Nhật là chuyện thường xuyên và nước Nhật được mô tả là “quốc gia nằm trên miếng đậu phụ” nước Nhật dã xây dựng 54 lò phản ứng hạt nhân dọc bờ biển, đối mặt với nguy cơ bị sóng thần tấn công cực lớn. Đáng lý chúng ta cần phải nghĩ tới khả năng siêu động đất sẽ xảy ra...
Cách nay vài năm, mức tiêu thụ điện ở Nhật vào những ngày nghỉ hè khi mọi người về thăm quê hương ở mức mà khi toàn bộ các nhà máy điện hạt nhân dừng hoạt động vẫn có đủ điện cho tất cả. Nhưng ngày nay năng lượng hạt nhân đã trở thành một phần không thể thiếu trong cả đời sống công nghiệp và sinh hoạt hằng ngày. Việc sử dụng năng lượng quá mức đã trở thành một phần tính cách của chúng ta. Đó lại là hiện tượng mà chúng ta không còn suy nghĩ nhiều tới nó nữa.
Nhật Bản đã đạt tới trình độ cực kỳ cao nhờ khoa học và công nghệ. nhưng chúng ta không thể phủ nhận nó đã khiến chúng ta ngao nghễ, cướp đi từ chúng ta khả năng tưởng tượng và phỏng đoán về thảm họa. Chúng ta đã sụp bẫy, sự văn minh đã khiến chúng ta trở nên đờ đẫn.