NGUYỄN HỒNG TRÂN
Tạp chí Sông Hương
…Minh triết là
sự làm sáng tỏ một cách khôn khéo những chuyện trong trời đất có liên quan đến
cuộc sống vật chất và tinh thần của con người trong xã hội một cách chân thực,
rộng rãi, sâu sắc và nó có những năng lượng tiềm tàng rất quý giá đối với sự
phát triển tâm đức và trí tuệ con người…
1. Minh triết là gì?
Có nhiều định nghĩa về Minh triết theo những góc độ nhìn nhận vấn đề rộng hẹp, cao thấp, sâu nông khác nhau. Nếu theo chính gốc ngôn từ thì Minh (明) có nghĩa là sáng tỏ, Triết (哲) có nghĩa là khôn khéo. Do đó, định nghĩa một cách đơn giản Minh triết (明哲) là sáng tỏ một cách khôn khéo. Nhưng nếu chỉ định nghĩa như thế thì khó mà hiểu nổi những hàm ý của vấn đề. Nhưng cũng có nhà nghiên cứu đã định nghĩa sâu xa về tầm nhìn văn hóa thì Minh triết là “tính chất bền vững của tâm hồn và trí tuệ dân tộc kết lắng trong chiều sâu nhất của văn hóa, luôn tỏa ánh sáng và sức nóng nuôi dưỡng nền văn hóa dân tộc”(1).
Theo tôi, định nghĩa đó rất hay và bao quát về cả giá trị và ý nghĩa của nó. Tôi xin mạo muội nêu định nghĩa theo cách nhìn của mình như sau:
Minh triết là sự làm sáng tỏ một cách khôn khéo những chuyện trong trời đất có liên quan đến cuộc sống vật chất và tinh thần của con người trong xã hội một cách chân thực, rộng rãi, sâu sắc và nó có những năng lượng tiềm tàng rất quý giá đối với sự phát triển tâm đức và trí tuệ con người.
Từ thuở bình minh của triết học phương Tây, Minh triết (Sophia, Sagesse) được tôn vinh; và các triết gia cổ đại Hy Lạp đã xem “Minh triết là của thần, là bất cập đối với con người; con người nhiều lắm chỉ có thể yêu mến, quý chuộng Minh triết. Tuy nhiên, sau thời Aristote thì các triết gia bắt đầu rời xa trực giác, tư duy lý tính chiếm lĩnh, triết học được tôn vinh và Minh triết bắt đầu mờ nhạt, thứ yếu, nếu không muốn nói là đã bị các triết gia quên lãng, coi khinh, xem thường! Nhưng về sau do khoa học càng ngày càng phát triển và đã làm sáng tỏ dần những tính chất của Minh triết rồi tự nhiên vai trò của Minh triết lại được đề cao(2).
2. Mục đích của việc tìm hiểu về Minh triết
Mục đích của Minh triết nói chung không riêng gì Minh triết Việt chính là tìm cách nối lại được những gì hoàn toàn khác biệt nhau, có đối lập nhau, thậm chí có cái mâu thuẫn với nhau rất sâu sắc. Thế nhưng khi đã hiểu được giá trị và ý nghĩa của Minh triết thì chúng ta có thể tìm ra được phương thức thích hợp để có thể làm môi trường liên kết với nhau trong mọi trường hợp, mọi quan hệ đối lập. Nghĩa là làm sao liên kết được giữa trời và đất, sáng và tối, âm và dương, cá nhân và tập thể, gia đình và xã hội, trong nước và nước ngoài, vật chất và tinh thần, ý thức và vô thức, sống và chết v.v, và cuối cùng mục đích của việc tìm hiểu về Minh triết nói chung và Minh triết Việt nói riêng là để tìm cách tạo điều kiện cho xã hội luôn lưu tâm đến thiên thời - địa lợi - nhân hòa và càng ngày càng phát triển văn minh, tình người. Từ đó mới có những suy nghĩ chân thiện, cách nhìn trong sáng, khách quan và đúng mức đến các vấn đề có tính chất Minh triết.
Vấn đề này trong thực tế ở nhiều nước cũng như ở nước ta sau này đã phần nào thực hiện được trong những hoạt động về khoa học công nghệ cũng như về xã hội. Chẳng hạn như nghiên cứu về cái sống và cái chết để làm sao sống cho ra sống và chết cho ra chết; và chết và sống đã được liên hệ với nhau nhờ một năng lượng đặc biệt của một số nhà ngoại cảm. Hoặc khi nghiên cứu về gia đình và xã hội để làm cho mối quan hệ giữa gia đình và xã hội ngày càng trở nên gắn bó có tình cảm vững bền hơn.
Còn khi tìm hiểu nghiên cứu về hai mặt đối lập âm - dương đã nẩy sinh ra nhiều điều thú vị và bổ ích cả về khoa học tự nhiên cũng như về khoa học xã hội. Từ đó người ta càng thấy học thuyết về Âm Dương - Ngũ hành càng có giá trị trong thực tiễn đời sống. Tức là khi chúng ta biết nối kết hai mặt đối lập một cách đúng hướng, hợp lý thì chúng sẽ tạo ra được những năng lượng hoặc thành quả vô cùng quý giá cho công việc, cho mọi hoạt động của xã hội.
3. Những hiện tượng, sự kiện có tính chất Minh triết Việt từ xưa và nay
Thực ra Minh triết Việt không phải biệt lập riêng hoàn toàn của văn hóa Việt mà nó có pha lẫn với Minh triết của các dòng văn hóa của các nước khác, trong đó ảnh hưởng lớn nhất là nguồn văn hóa từ Trung Hoa và Ấn Độ do sự lan truyền các luồng tư tưởng Khổng Mạnh, Lão Trang ở Trung Hoa và Phật giáo từ Ấn Độ đã lưu truyền hàng ngàn năm lịch sử với nhiều bước thăng trầm, thịnh suy…
Từ đầu tộc Việt coi muôn dân trong tộc mình là con rồng, cháu tiên là mối liên quan giữa biển sông - núi non.
Tổ chức ngày tế lễ nhà thờ tộc vào dịp xuân thu hàng năm để bà con trong họ đến gặp nhau tăng thêm tình bà con họ hàng trong mối quan hệ gia đình và họ tộc cũng như việc tổ chức tế lễ, hội họp dân tại đình làng để làm cho tình làng, nghĩa xóm gắn bó với nhau hơn, quan tâm với nhau hơn “khi tối lửa tắt đèn có nhau”; khi gặp khó khăn hoạn nạn giúp nhau…
Trong thời phong kiến hằng năm nhà vua thường cho tổ chức tế lễ Đàn Xã tắc để cầu cho mưa thuận - gió hòa, ruộng đồng tươi tốt; Quốc thái, dân an.
Đặc biệt trong hơn mười năm nay, xuất hiện các nhà ngoại cảm đã làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề bí ẩn chưa giải mã được về mối liên quan giữa hai mặt đối lập là người sống và người chết mà không ít người cho rằng chuyện đó là mê tín.
Theo tôi được biết hiện nay ở Việt Nam đang tồn tại 5 loại người Ngoại cảm:
Trong 5 loại nhà ngoại cảm đó thì chỉ có nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng với tư cách là nhà phiên dịch cho sự tiếp xúc giữa người cõi âm và người trần gian là một phương thức ngoại cảm đặc biệt nhất. Đây chính là sự kết nối được giữa hai mặt đối lập: sống và chết.
Mặt khác, ta còn thấy trong tình cảm và lý trí của dân gian có mối liên hệ với nhau mật thiết và ý thức tinh thần đối nhân xử thế trong xã hội cho phù hợp với đạo lý của đời thường thể hiện qua một số ca dao và tục ngữ như:
Trong ca dao có những câu như:
- Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
- Chim tham ăn mắc vào vòng lưới
Cá tham mồi mắc phải lưỡi câu.
- Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
- Trăm năm bia đá cũng mòn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.
Hoặc trong tục ngữ có những câu như:
- Thương người như thể thương thân
- Môi hở răng lạnh
- Máu chảy ruột mềm
- Khôn quá, hóa dại
- Suy bụng ta, ra bụng người
- Sông có khúc, người có lúc
- Mật ngọt chết ruồi, mắm mặn không chết troi bao giờ v.v.
Phải nói rằng trong phần ca dao, tục ngữ dân gian Việt thể hiện tinh thần của Minh triết Việt đậm nét và lưu truyền bền vững hơn những nghi thức cúng bái, tế lễ…
Hiện nay trong cả nước ta đang duy trì phong trào thi đua “Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” do Ủy ban Mặt trận Trung ương đề ra đã hơn mười năm nay. Đó cũng là một hoạt động mang tính chất Minh triết nhằm tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Điều đó chính là cầu nối mối quan hệ thân thiện giữa các gia đình với cộng đồng dân cư trong các phường xã.
4. Giá trị và ý nghĩa của Minh triết Việt trong đời sống cộng đồng xã hội ngày nay
“Minh triết vì quan tâm chủ yếu đến đời sống con người, nên có khả năng điều phối các mối quan hệ giữa người và người để giữ cho xã hội ổn định, một yêu cầu quan trọng không kém yêu cầu phát triển. Như thế, Minh triết có vai trò duy trì nền tảng đạo đức cho xã hội”(3).
Nhiều nhà nghiên cứu về Minh triết cho rằng: Minh triết trong vốn trí tuệ và tâm linh của chúng ta không tách rời Minh triết nhân loại bao gồm Minh triết của nhiều nền văn minh, nhiều khu vực văn hóa, tôn giáo. Ngay trong bản thân Minh triết lưu hành ở Việt Nam có thể tìm thấy nhiều vết tích vang vọng của Minh triết những nền văn hóa, văn minh khác. Người Việt không thể không tìm hiểu Minh triết của những nền văn hóa khác. Công việc này giúp chúng ta thấy được rõ hơn, tinh tế hơn bản sắc riêng của mình, đồng thời thấy được tính phổ quát của Minh triết, thấy được cái chung giữa ta và người.
“Những biểu hiện của minh triết có tính chất tổng thể: vừa là chân, là mỹ, là thiện; vừa là tri thức, là kinh nghiệm; vừa là trí tuệ, là tâm hồn, lá ý chí; vừa là vốn sống, lối sống, phương pháp tư duy...”(4).
Nhờ có nhận thức đúng đắn về Minh triết mà các nhà ngoại cảm hiện đại được xuất hiện công khai. Nhờ đó ta khám phá thêm được nhiều điều bí ẩn thuộc về tâm linh. Từ đó ra đời một Trung tâm nghiên cứu, khảo sát về các vấn đề ngoại cảm và các nhà ngoại cảm cũng đã đóng góp nhiều điều bổ ích cho xã hội như việc tìm kiếm hài cốt các liệt sĩ, phát hiện được những ngôi mộ cổ chính xác, hoặc giúp cho ngành điều tra của CA có thêm những căn cứ để tập trung phá án, rút ngắn được thời gian điều tra tội phạm v.v.
Triết gia Kim Định (1914 - 1997) bằng dự cảm thiên tài, bằng chiêm nghiệm, quán tưởng, giải mã những truyền thuyết, huyền thoại Việt đã phát kiến ra bản sắc của văn hóa Việt với những đặc trưng sau:
“Nền văn hóa nguyên sơ của người Việt, mà ông gọi là Nguyên Nho với nội dung: Nhân chủ, Thái hòa, Tâm linh. Việt Nho quan niệm trong tam tài thiên - địa - nhân thì con người là chủ. Trong vị trí chủ nhân, con người phải sống thái hòa với nhau và với thiên nhiên. Con người không chỉ là thể xác vật chất mà còn sống trong tâm linh, trong tương quan với những thế giới siêu nhiên khác… Để được như trên, con người phải sống tích cực, tận tâm tận lực làm việc cho mục đích hướng thiện, theo lẽ an nhiên, an hòa của lòng mình hợp với sự vận hành của vũ trụ.
Đấy chính là hạt nhân Minh triết tồn tại trong tầng sâu văn hóa Việt. Và cũng chính những hạt nhân này tỏa năng lượng nuôi sống văn hóa Việt hàng vạn năm nay”(5).
Theo quan niệm về giá trị và ý nghĩa của Minh triết Việt là thể hiện rõ nét ở các vấn đề sau:
a) Con người Minh triết phải là con người có lương tâm, biết người, biết mình, biết đối nhân xử thế tinh tế công bằng và hợp lệ.
- Về con người Minh triết, có thể hiểu đó là con người khôn ngoan, có lương tri, biết điều và hẳn hoi (có lẽ chữ “hẳn hoi” này gần nghĩa với chữ “đàng hoàng” - con người Minh triết là đàng hoàng, hẳn hoi). Còn một nhà lãnh đạo Minh triết là người “càng ít sử dụng quyền lực thì quyền lực càng lớn” như nhà khai quốc Thomas Jefferson từng viết; hãy thể hiện được “nói đi đôi với làm” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói nhiều lần với các tầng lớp trong xã hội(6).
b) Gia đình Minh triết là gia đình trên thuận dưới hòa, cả nhà đoàn kết để làm ăn phát đạt và có quan hệ gắn bó với bà con họ tộc, xóm làng.
Ngày xưa cũng như bây giờ còn tồn tại những gia đình sống chung với nhau đến 4-5 thế hệ. Nếu trong một nhà có đến 4 - 5 thế hệ là rất quý hiếm. Người ta thường gọi “Tứ đại đồng đường”, “Ngũ đại đồng đường”. Điều đó nói lên rằng, quan hệ tình cảm giữa các thế hệ rất mật thiết, mọi thành viên trong gia đình biết sống vì nhau, cho nhau rất thuận hòa, yên ổn.
Vì vậy, muốn có được mọi gia đình trên thuận dưới hòa và biết đối xử tử tế nhau và với bà con họ hàng làng xóm thì mọi người trong gia đình phải biết tôn ty trật tự. Người bề trên phải sống gương mẫu cho bề dưới noi theo và tôn trọng lẫn nhau. Muốn làm được điều đó không dễ chút nào. Phải có sự tham gia của ngành giáo dục cũng như các ngành chức năng khác, các đoàn thể trong cộng đồng dân cư mới có thể làm tốt được việc tạo thành nhiều gia đình Minh triết.
c) Xã hội Minh triết là xã hội dân chủ, mọi quyền lợi và nghĩa vụ của người dân đều được tôn trọng và bảo đảm thực sự.
Trước tiên trong xã hội phải làm sao cho có đạo đời. Đạo đời thường có ng- hĩa là công ăn, việc làm, ý nghĩ, vui chơi, giải trí, thỏa mãn nhu cầu cả vật chất cả văn hóa, tinh thần cả thân xác cả tâm linh của con người. Nghĩa là những nhu cầu cá nhân và xã hội bình thường của nhân dân.
Vấn đề Minh triết sẽ đóng góp xứng đáng vai trò của mình trong việc xây dựng những vấn đề cốt lõi có tính chiến lược bền vững để phát triển toàn diện cho đất nước Việt Nam. Con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội được soi rọi bằng tư tưởng Minh triết từ truyền thống đến hiện đại như thế nào sẽ được thuyết phục nhờ Minh triết.
Hiện nay đang tồn tại tình trạng kinh kế hóa nhiều lĩnh vực, thời kỳ hiện đại này đang xuất hiện cả kinh tế tri thức. Trên thế giới tiếng nói của những học giả lỗi lạc đòi hỏi cải tạo một cách cơ bản nền giáo dục hiện nay thành nền “giáo dục Minh triết” còn hết sức yếu ớt. Không mấy ai quan tâm đến nguyên lý giáo dục của Gandhi được đề ra từ đầu thế kỷ trước: “Giáo dục cơ sở phải lấy Minh triết và lòng thiện làm nền tảng”.
“Những biểu hiện của Minh triết có tính chất tổng thể: vừa là chân, là mỹ, là thiện; vừa là tri thức, là kinh nghiệm; vừa là trí tuệ, là tâm hồn, là ý chí; vừa là vốn sống, lối sống, phương pháp tư duy...”(7).
5. Tác dụng của việc nghiên cứu Minh triết ở Việt Nam
Nếu ở Việt Nam ta quan tâm tích cực nghiên cứu nghiêm chỉnh và chu đáo vấn đề Minh triết thì sẽ làm cho Minh triết Việt ngày càng rõ nét hơn và có nhiều tác dụng thiết thực hơn về mọi mặt trong xã hội. Điều đó sẽ đem lại những hệ quả thực sự có giá trị cho các lĩnh vực sau:
a) Nâng cao tầm nhận thức cho mọi người về những vấn đề chính trị - xã hội một cách tinh tế, đúng mức, hợp tình, hợp lý hơn.
Ngô Thì Sĩ (1740 - 1786) một sĩ phu lớn của thế kỷ XVIII đã nói một câu thật chí lý mà chúng ta chưa đánh giá hết tầm cỡ của nó: “Có một giá trị Minh triết Việt cần được đưa vào hệ nhận thức về lý luận phát triển”. Cũng như Phan Huy Chú, một sĩ phu khác đã đưa ý kiến vào sách của mình: “Đem Đạo Thánh Hiền để quở trách thói đời không bằng đem Đạo đời thường để cảm hóa lòng người”(8).
Minh triết phải làm cho mọi người thực sự hiểu về đạo đời thì mọi việc sẽ thành công và thuận lợi. Bởi vì trong xã hội ta ngày nay vẫn còn có tình trạng một số người có quyền hành danh vị đã áp đặt dân chúng phải làm theo ý mình. Tình trạng thiếu dân chủ ở cơ sở, ở các ngành là phổ biến. Do đó cần phải thực hiện tốt các quy chế dân chủ ở mọi nơi và tôn trọng sự phản biện của dân từ cơ sở về những vấn đề chính trị và xã hội.
b) Phát triển đúng hướng và sáng tạo không ngừng trong mọi ngành về khoa học kỹ thuật công nghệ cũng như về văn hóa đời sống.
Nhờ sự khai thông được mạch ngầm dòng chảy tính chất của Minh triết mà các nhà khoa học đã sáng chế ra được máy siêu âm. Vì chính Minh triết đã nói lên rằng làm sáng tỏ đến cùng các mặt đối lập và liên kết lại với nhau sẽ tạo ra nhưng hệ quả có giá trị phục vụ cho lợi ích của con người. Trong trường hợp tạo ra máy siêu âm chính là mối liên kết giữa hai mặt đối lập là cái hiện và cái khuất.
Trong nông nghiệp, người ta đã lợi dụng cặp đối lập Tĩnh và Động để tạo ra guồng xe nước để đưa nước từ dòng sông, suối chảy vào đồng ruộng. Sau này khoa học phát triển, người làm các nhà máy thủy điện để lợi dụng dòng chảy của nước qua các tổ tuốc-bin quay để phát ra điện phục vụ cho đời sống và nhiều ngành nghề trong xã hội.
Chúng ta cũng thấy trong thực tế về sản xuất nông nghiệp có hai mặt đối lập được và mất. Không bao giờ được mùa mãi mà phải có mất mùa do sâu bệnh hoặc thời tiết. Vì thế người ta tìm cách hạn chế, làm suy giảm phần mất bằng cách lai tạo các giống mới có khả năng chịu hạn hoặc kháng bệnh tật, hoặc phun thuốc trừ sâu…
Trong truyền thông cũng nhờ tư duy từ Minh triết mà người ta sáng chế ra máy truyền hình, rồi sau này là các loại điện thoại di động. Đó cũng nhờ tư duy từ hai mặt đối lập Hữu tuyến - Vô tuyến (Có - Không).
Về Kinh tế, hai mặt đối lập như trong việc kinh doanh thất bại và thành công, trong thương mại chuyện lời và lỗ nhờ có tư duy Minh triết thì sẽ biết cách xử lý khôn ngoan trong mọi tình huống mà không quá lạc quan khi thành công lớn và cũng không bi quan khi thất bại nặng nề.
Về đời sống con người trong xã hội cũng có nhiều điều liên quan đến các mặt đối lập. Chỉ xin đề cập đến cặp đối lập sống và chết. Vì tốc độ người sinh ra nhiều do ảnh hưởng đến môi trường sống sẽ gây ra nhiều loại bệnh làm chết bớt đi. Các loài vật gà vịt, lợn bò… cũng thế, khi phát triển quá nhiều thì có dịch bệnh phát sinh để chết bớt đi. Vì vậy chúng ta phải tìm cách để làm suy giảm sự chết chóc thiệt hại đó, chứ không thể tiêu diệt dịch bệnh đó hoàn toàn được. Nó vẫn ngấm ngầm tồn tại. Điều đó là quá thực tế ai trong xã hội cũng đã thấy.
Trong khoa học công nghệ tin học, chúng ta cũng nghe thấy có các loại vi rút phá hoại máy tính. Đó cũng là chuyện tác động giữa hai mặt đối lập Phát triển và kìm hãm. Vì tốc độ phát triển của công nghệ thông tin quá nhảy vọt, các loại máy tính đa dạng có chức năng và tốc độ cao nên xuất hiện các loại vi rút để kìm hãm sự “lộng hành” của các loại máy tính. Vật vô tri vô giác chế tạo bằng những vật liệu đặc biệt và chứa những lập trình tinh vi và có hàng rào bảo vệ, thế mà vẫn bị những kẻ tin tặc thâm nhập vào phá hoại được.
Phải nói rằng, không có việc gì trong con người cũng như trong xã hội mà không tồn tại hai mặt đối lập nhau cả. Khi thì mặt này thịnh mặt kia suy rồi ngược lại. Đó là quy luật tự nhiên có tính cạnh tranh nhau để tồn tại. Người có Minh triết sẽ biết cách điều khiển cho cái nào thịnh cái nào suy để có tác dụng tích cực cho mọi hoạt động sinh tồn trong xã hội. Cũng đừng ảo tưởng rằng, chúng ta sẽ tiêu diệt được cái tiêu cực trong xã hội. Không bao giờ làm được như vậy mà chỉ làm cho mặt tiêu cực suy giảm đi để khỏi ảnh hưởng xấu đến xã hội mà thôi.
Mỗi người dân Việt cần Minh triết Việt để sống làm người. Thế giới ngày càng trở nên phức tạp trong các mối quan hệ, con người càng cần Minh triết. Các nhà lãnh đạo đất nước cần phải hiểu biết Minh triết. Tiến sĩ Lloyd Bruce khẳng định: “Những người lãnh đạo (điều hành vi mô và vĩ mô) nếu không biết Minh triết và ứng dụng Minh triết sẽ phải trả giá đắt cho sự vô tâm của mình”(9).
Giá trị Minh triết nhằm định hướng, định phẩm, định hình một quy trình phát triển là phải lấy đời thường làm trọng. Coi đạo đời thường là cần thiết, có ích, là đúng và tốt hơn cả. Từ đó mới có cơ sở vững chắc để phát triển những cái có tầm cao. Nghĩa là từ vi mô phải hướng lên vĩ mô, rồi từ vĩ mô phải soi rọi xuống vi mô để làm tăng chất lượng của sự phát triển vi mô.
Có thể nói Minh triết là một lâu đài văn hóa thiêng liêng chứa đựng tiềm năng ẩn hiện nhiều điều hữu ích và lý thú cho cuộc sống con người. Nếu chúng ta quan tâm tích cực đến Minh triết thì hãy mạnh dạn chăm lo và khám phá lâu đài đó để xem bên trong có những cái gì giúp ích được cho tâm hồn, trí tuệ và năng lực của con người được rộng mở, chan hòa và xã hội thì được thăng hoa, phát triển. Từ đó mọi người mới có ý thức tinh thần thường xuyên nuôi dưỡng, vun đắp xây dựng cho Minh triết Việt được lan tỏa sâu rộng trong lòng mọi người dân ở mọi giai tầng, thế hệ trong xã hội.
N.H.T
(SH283/09-12)
...............................................
(1) Hà Văn Thùy: Tranh luận với François Jullien; “quan niệm về Minh triết”- ghi lại buổi nói chuyện của Giáo sư F. Jullien tại Trung tâm Minh triết Việt Nam ngày 8.9.2008 ở Hà Nội.
(2) Trungtamhotong.org: “Phật giáo đóng góp gì cho Minh triết Việt”.
(3) Giáp Văn Dương: “Minh triết và hạ tầng tư duy” tr.5; nguồn: TuanVietNam.Net, ngày 10/8/2009.
(4) GS. Hoàng Ngọc Hiến: “Tìm về Minh triết Việt Nam”; kỷ yếu Hội thảo Minh triết tại Hà Nội ngày - 2008, do Bùi Dũng lược ghi đăng trên Tuần VietnamNet, tr.3.
(5) Hà Văn Thùy: “Hành trình tìm lại cội nguồn”. Nxb Văn học, 2008, tr. đầu.
(6) Nguyễn Khắc Mai: Vài cảm nhận giá trị Minh triết của Đông Kinh Nghĩa Thục; nguồn: Tapchisonghuong.com.vn - SH 221 - 07 - 2007 begin_of_the_skype_highlighting 221 - 07 - 2007 end_of_the_skype_highlighting.
(7) GS. Hoàng Ngọc Hiến: “Tìm về Minh triết Việt Nam”; kỷ yếu Hội thảo Minh triết tại Hà Nội, do Bùi Dũng lược ghi và đăng trên Tuần Vietnam net, tr.3.
(8) Nguyễn Khắc Mai: “Vài cảm nhận giá trị Minh triết của Đông Kinh Nghĩa Thục”. Nguồn: Tapchisonghuong.com.vn - SH 221 - 07 - 2007 begin_of_the_skype_highlighting 221 - 07 - 2007 end_of_the_skype_highlighting.
(9) Trần Nhượng: “Minh triết và phát triển”. Nguồn: Trannhuong.com.
Có nhiều định nghĩa về Minh triết theo những góc độ nhìn nhận vấn đề rộng hẹp, cao thấp, sâu nông khác nhau. Nếu theo chính gốc ngôn từ thì Minh (明) có nghĩa là sáng tỏ, Triết (哲) có nghĩa là khôn khéo. Do đó, định nghĩa một cách đơn giản Minh triết (明哲) là sáng tỏ một cách khôn khéo. Nhưng nếu chỉ định nghĩa như thế thì khó mà hiểu nổi những hàm ý của vấn đề. Nhưng cũng có nhà nghiên cứu đã định nghĩa sâu xa về tầm nhìn văn hóa thì Minh triết là “tính chất bền vững của tâm hồn và trí tuệ dân tộc kết lắng trong chiều sâu nhất của văn hóa, luôn tỏa ánh sáng và sức nóng nuôi dưỡng nền văn hóa dân tộc”(1).
Theo tôi, định nghĩa đó rất hay và bao quát về cả giá trị và ý nghĩa của nó. Tôi xin mạo muội nêu định nghĩa theo cách nhìn của mình như sau:
Minh triết là sự làm sáng tỏ một cách khôn khéo những chuyện trong trời đất có liên quan đến cuộc sống vật chất và tinh thần của con người trong xã hội một cách chân thực, rộng rãi, sâu sắc và nó có những năng lượng tiềm tàng rất quý giá đối với sự phát triển tâm đức và trí tuệ con người.
Từ thuở bình minh của triết học phương Tây, Minh triết (Sophia, Sagesse) được tôn vinh; và các triết gia cổ đại Hy Lạp đã xem “Minh triết là của thần, là bất cập đối với con người; con người nhiều lắm chỉ có thể yêu mến, quý chuộng Minh triết. Tuy nhiên, sau thời Aristote thì các triết gia bắt đầu rời xa trực giác, tư duy lý tính chiếm lĩnh, triết học được tôn vinh và Minh triết bắt đầu mờ nhạt, thứ yếu, nếu không muốn nói là đã bị các triết gia quên lãng, coi khinh, xem thường! Nhưng về sau do khoa học càng ngày càng phát triển và đã làm sáng tỏ dần những tính chất của Minh triết rồi tự nhiên vai trò của Minh triết lại được đề cao(2).
2. Mục đích của việc tìm hiểu về Minh triết
Mục đích của Minh triết nói chung không riêng gì Minh triết Việt chính là tìm cách nối lại được những gì hoàn toàn khác biệt nhau, có đối lập nhau, thậm chí có cái mâu thuẫn với nhau rất sâu sắc. Thế nhưng khi đã hiểu được giá trị và ý nghĩa của Minh triết thì chúng ta có thể tìm ra được phương thức thích hợp để có thể làm môi trường liên kết với nhau trong mọi trường hợp, mọi quan hệ đối lập. Nghĩa là làm sao liên kết được giữa trời và đất, sáng và tối, âm và dương, cá nhân và tập thể, gia đình và xã hội, trong nước và nước ngoài, vật chất và tinh thần, ý thức và vô thức, sống và chết v.v, và cuối cùng mục đích của việc tìm hiểu về Minh triết nói chung và Minh triết Việt nói riêng là để tìm cách tạo điều kiện cho xã hội luôn lưu tâm đến thiên thời - địa lợi - nhân hòa và càng ngày càng phát triển văn minh, tình người. Từ đó mới có những suy nghĩ chân thiện, cách nhìn trong sáng, khách quan và đúng mức đến các vấn đề có tính chất Minh triết.
Vấn đề này trong thực tế ở nhiều nước cũng như ở nước ta sau này đã phần nào thực hiện được trong những hoạt động về khoa học công nghệ cũng như về xã hội. Chẳng hạn như nghiên cứu về cái sống và cái chết để làm sao sống cho ra sống và chết cho ra chết; và chết và sống đã được liên hệ với nhau nhờ một năng lượng đặc biệt của một số nhà ngoại cảm. Hoặc khi nghiên cứu về gia đình và xã hội để làm cho mối quan hệ giữa gia đình và xã hội ngày càng trở nên gắn bó có tình cảm vững bền hơn.
Còn khi tìm hiểu nghiên cứu về hai mặt đối lập âm - dương đã nẩy sinh ra nhiều điều thú vị và bổ ích cả về khoa học tự nhiên cũng như về khoa học xã hội. Từ đó người ta càng thấy học thuyết về Âm Dương - Ngũ hành càng có giá trị trong thực tiễn đời sống. Tức là khi chúng ta biết nối kết hai mặt đối lập một cách đúng hướng, hợp lý thì chúng sẽ tạo ra được những năng lượng hoặc thành quả vô cùng quý giá cho công việc, cho mọi hoạt động của xã hội.
3. Những hiện tượng, sự kiện có tính chất Minh triết Việt từ xưa và nay
Thực ra Minh triết Việt không phải biệt lập riêng hoàn toàn của văn hóa Việt mà nó có pha lẫn với Minh triết của các dòng văn hóa của các nước khác, trong đó ảnh hưởng lớn nhất là nguồn văn hóa từ Trung Hoa và Ấn Độ do sự lan truyền các luồng tư tưởng Khổng Mạnh, Lão Trang ở Trung Hoa và Phật giáo từ Ấn Độ đã lưu truyền hàng ngàn năm lịch sử với nhiều bước thăng trầm, thịnh suy…
Từ đầu tộc Việt coi muôn dân trong tộc mình là con rồng, cháu tiên là mối liên quan giữa biển sông - núi non.
Tổ chức ngày tế lễ nhà thờ tộc vào dịp xuân thu hàng năm để bà con trong họ đến gặp nhau tăng thêm tình bà con họ hàng trong mối quan hệ gia đình và họ tộc cũng như việc tổ chức tế lễ, hội họp dân tại đình làng để làm cho tình làng, nghĩa xóm gắn bó với nhau hơn, quan tâm với nhau hơn “khi tối lửa tắt đèn có nhau”; khi gặp khó khăn hoạn nạn giúp nhau…
Trong thời phong kiến hằng năm nhà vua thường cho tổ chức tế lễ Đàn Xã tắc để cầu cho mưa thuận - gió hòa, ruộng đồng tươi tốt; Quốc thái, dân an.
Đặc biệt trong hơn mười năm nay, xuất hiện các nhà ngoại cảm đã làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề bí ẩn chưa giải mã được về mối liên quan giữa hai mặt đối lập là người sống và người chết mà không ít người cho rằng chuyện đó là mê tín.
Theo tôi được biết hiện nay ở Việt Nam đang tồn tại 5 loại người Ngoại cảm:
Trong 5 loại nhà ngoại cảm đó thì chỉ có nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng với tư cách là nhà phiên dịch cho sự tiếp xúc giữa người cõi âm và người trần gian là một phương thức ngoại cảm đặc biệt nhất. Đây chính là sự kết nối được giữa hai mặt đối lập: sống và chết.
Mặt khác, ta còn thấy trong tình cảm và lý trí của dân gian có mối liên hệ với nhau mật thiết và ý thức tinh thần đối nhân xử thế trong xã hội cho phù hợp với đạo lý của đời thường thể hiện qua một số ca dao và tục ngữ như:
Trong ca dao có những câu như:
- Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
- Chim tham ăn mắc vào vòng lưới
Cá tham mồi mắc phải lưỡi câu.
- Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
- Trăm năm bia đá cũng mòn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.
Hoặc trong tục ngữ có những câu như:
- Thương người như thể thương thân
- Môi hở răng lạnh
- Máu chảy ruột mềm
- Khôn quá, hóa dại
- Suy bụng ta, ra bụng người
- Sông có khúc, người có lúc
- Mật ngọt chết ruồi, mắm mặn không chết troi bao giờ v.v.
Phải nói rằng trong phần ca dao, tục ngữ dân gian Việt thể hiện tinh thần của Minh triết Việt đậm nét và lưu truyền bền vững hơn những nghi thức cúng bái, tế lễ…
Hiện nay trong cả nước ta đang duy trì phong trào thi đua “Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” do Ủy ban Mặt trận Trung ương đề ra đã hơn mười năm nay. Đó cũng là một hoạt động mang tính chất Minh triết nhằm tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Điều đó chính là cầu nối mối quan hệ thân thiện giữa các gia đình với cộng đồng dân cư trong các phường xã.
4. Giá trị và ý nghĩa của Minh triết Việt trong đời sống cộng đồng xã hội ngày nay
“Minh triết vì quan tâm chủ yếu đến đời sống con người, nên có khả năng điều phối các mối quan hệ giữa người và người để giữ cho xã hội ổn định, một yêu cầu quan trọng không kém yêu cầu phát triển. Như thế, Minh triết có vai trò duy trì nền tảng đạo đức cho xã hội”(3).
Nhiều nhà nghiên cứu về Minh triết cho rằng: Minh triết trong vốn trí tuệ và tâm linh của chúng ta không tách rời Minh triết nhân loại bao gồm Minh triết của nhiều nền văn minh, nhiều khu vực văn hóa, tôn giáo. Ngay trong bản thân Minh triết lưu hành ở Việt Nam có thể tìm thấy nhiều vết tích vang vọng của Minh triết những nền văn hóa, văn minh khác. Người Việt không thể không tìm hiểu Minh triết của những nền văn hóa khác. Công việc này giúp chúng ta thấy được rõ hơn, tinh tế hơn bản sắc riêng của mình, đồng thời thấy được tính phổ quát của Minh triết, thấy được cái chung giữa ta và người.
“Những biểu hiện của minh triết có tính chất tổng thể: vừa là chân, là mỹ, là thiện; vừa là tri thức, là kinh nghiệm; vừa là trí tuệ, là tâm hồn, lá ý chí; vừa là vốn sống, lối sống, phương pháp tư duy...”(4).
Nhờ có nhận thức đúng đắn về Minh triết mà các nhà ngoại cảm hiện đại được xuất hiện công khai. Nhờ đó ta khám phá thêm được nhiều điều bí ẩn thuộc về tâm linh. Từ đó ra đời một Trung tâm nghiên cứu, khảo sát về các vấn đề ngoại cảm và các nhà ngoại cảm cũng đã đóng góp nhiều điều bổ ích cho xã hội như việc tìm kiếm hài cốt các liệt sĩ, phát hiện được những ngôi mộ cổ chính xác, hoặc giúp cho ngành điều tra của CA có thêm những căn cứ để tập trung phá án, rút ngắn được thời gian điều tra tội phạm v.v.
Triết gia Kim Định (1914 - 1997) bằng dự cảm thiên tài, bằng chiêm nghiệm, quán tưởng, giải mã những truyền thuyết, huyền thoại Việt đã phát kiến ra bản sắc của văn hóa Việt với những đặc trưng sau:
“Nền văn hóa nguyên sơ của người Việt, mà ông gọi là Nguyên Nho với nội dung: Nhân chủ, Thái hòa, Tâm linh. Việt Nho quan niệm trong tam tài thiên - địa - nhân thì con người là chủ. Trong vị trí chủ nhân, con người phải sống thái hòa với nhau và với thiên nhiên. Con người không chỉ là thể xác vật chất mà còn sống trong tâm linh, trong tương quan với những thế giới siêu nhiên khác… Để được như trên, con người phải sống tích cực, tận tâm tận lực làm việc cho mục đích hướng thiện, theo lẽ an nhiên, an hòa của lòng mình hợp với sự vận hành của vũ trụ.
Đấy chính là hạt nhân Minh triết tồn tại trong tầng sâu văn hóa Việt. Và cũng chính những hạt nhân này tỏa năng lượng nuôi sống văn hóa Việt hàng vạn năm nay”(5).
Theo quan niệm về giá trị và ý nghĩa của Minh triết Việt là thể hiện rõ nét ở các vấn đề sau:
a) Con người Minh triết phải là con người có lương tâm, biết người, biết mình, biết đối nhân xử thế tinh tế công bằng và hợp lệ.
- Về con người Minh triết, có thể hiểu đó là con người khôn ngoan, có lương tri, biết điều và hẳn hoi (có lẽ chữ “hẳn hoi” này gần nghĩa với chữ “đàng hoàng” - con người Minh triết là đàng hoàng, hẳn hoi). Còn một nhà lãnh đạo Minh triết là người “càng ít sử dụng quyền lực thì quyền lực càng lớn” như nhà khai quốc Thomas Jefferson từng viết; hãy thể hiện được “nói đi đôi với làm” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói nhiều lần với các tầng lớp trong xã hội(6).
b) Gia đình Minh triết là gia đình trên thuận dưới hòa, cả nhà đoàn kết để làm ăn phát đạt và có quan hệ gắn bó với bà con họ tộc, xóm làng.
Ngày xưa cũng như bây giờ còn tồn tại những gia đình sống chung với nhau đến 4-5 thế hệ. Nếu trong một nhà có đến 4 - 5 thế hệ là rất quý hiếm. Người ta thường gọi “Tứ đại đồng đường”, “Ngũ đại đồng đường”. Điều đó nói lên rằng, quan hệ tình cảm giữa các thế hệ rất mật thiết, mọi thành viên trong gia đình biết sống vì nhau, cho nhau rất thuận hòa, yên ổn.
Vì vậy, muốn có được mọi gia đình trên thuận dưới hòa và biết đối xử tử tế nhau và với bà con họ hàng làng xóm thì mọi người trong gia đình phải biết tôn ty trật tự. Người bề trên phải sống gương mẫu cho bề dưới noi theo và tôn trọng lẫn nhau. Muốn làm được điều đó không dễ chút nào. Phải có sự tham gia của ngành giáo dục cũng như các ngành chức năng khác, các đoàn thể trong cộng đồng dân cư mới có thể làm tốt được việc tạo thành nhiều gia đình Minh triết.
c) Xã hội Minh triết là xã hội dân chủ, mọi quyền lợi và nghĩa vụ của người dân đều được tôn trọng và bảo đảm thực sự.
Trước tiên trong xã hội phải làm sao cho có đạo đời. Đạo đời thường có ng- hĩa là công ăn, việc làm, ý nghĩ, vui chơi, giải trí, thỏa mãn nhu cầu cả vật chất cả văn hóa, tinh thần cả thân xác cả tâm linh của con người. Nghĩa là những nhu cầu cá nhân và xã hội bình thường của nhân dân.
Vấn đề Minh triết sẽ đóng góp xứng đáng vai trò của mình trong việc xây dựng những vấn đề cốt lõi có tính chiến lược bền vững để phát triển toàn diện cho đất nước Việt Nam. Con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội được soi rọi bằng tư tưởng Minh triết từ truyền thống đến hiện đại như thế nào sẽ được thuyết phục nhờ Minh triết.
Hiện nay đang tồn tại tình trạng kinh kế hóa nhiều lĩnh vực, thời kỳ hiện đại này đang xuất hiện cả kinh tế tri thức. Trên thế giới tiếng nói của những học giả lỗi lạc đòi hỏi cải tạo một cách cơ bản nền giáo dục hiện nay thành nền “giáo dục Minh triết” còn hết sức yếu ớt. Không mấy ai quan tâm đến nguyên lý giáo dục của Gandhi được đề ra từ đầu thế kỷ trước: “Giáo dục cơ sở phải lấy Minh triết và lòng thiện làm nền tảng”.
“Những biểu hiện của Minh triết có tính chất tổng thể: vừa là chân, là mỹ, là thiện; vừa là tri thức, là kinh nghiệm; vừa là trí tuệ, là tâm hồn, là ý chí; vừa là vốn sống, lối sống, phương pháp tư duy...”(7).
5. Tác dụng của việc nghiên cứu Minh triết ở Việt Nam
Nếu ở Việt Nam ta quan tâm tích cực nghiên cứu nghiêm chỉnh và chu đáo vấn đề Minh triết thì sẽ làm cho Minh triết Việt ngày càng rõ nét hơn và có nhiều tác dụng thiết thực hơn về mọi mặt trong xã hội. Điều đó sẽ đem lại những hệ quả thực sự có giá trị cho các lĩnh vực sau:
a) Nâng cao tầm nhận thức cho mọi người về những vấn đề chính trị - xã hội một cách tinh tế, đúng mức, hợp tình, hợp lý hơn.
Ngô Thì Sĩ (1740 - 1786) một sĩ phu lớn của thế kỷ XVIII đã nói một câu thật chí lý mà chúng ta chưa đánh giá hết tầm cỡ của nó: “Có một giá trị Minh triết Việt cần được đưa vào hệ nhận thức về lý luận phát triển”. Cũng như Phan Huy Chú, một sĩ phu khác đã đưa ý kiến vào sách của mình: “Đem Đạo Thánh Hiền để quở trách thói đời không bằng đem Đạo đời thường để cảm hóa lòng người”(8).
Minh triết phải làm cho mọi người thực sự hiểu về đạo đời thì mọi việc sẽ thành công và thuận lợi. Bởi vì trong xã hội ta ngày nay vẫn còn có tình trạng một số người có quyền hành danh vị đã áp đặt dân chúng phải làm theo ý mình. Tình trạng thiếu dân chủ ở cơ sở, ở các ngành là phổ biến. Do đó cần phải thực hiện tốt các quy chế dân chủ ở mọi nơi và tôn trọng sự phản biện của dân từ cơ sở về những vấn đề chính trị và xã hội.
b) Phát triển đúng hướng và sáng tạo không ngừng trong mọi ngành về khoa học kỹ thuật công nghệ cũng như về văn hóa đời sống.
Nhờ sự khai thông được mạch ngầm dòng chảy tính chất của Minh triết mà các nhà khoa học đã sáng chế ra được máy siêu âm. Vì chính Minh triết đã nói lên rằng làm sáng tỏ đến cùng các mặt đối lập và liên kết lại với nhau sẽ tạo ra nhưng hệ quả có giá trị phục vụ cho lợi ích của con người. Trong trường hợp tạo ra máy siêu âm chính là mối liên kết giữa hai mặt đối lập là cái hiện và cái khuất.
Trong nông nghiệp, người ta đã lợi dụng cặp đối lập Tĩnh và Động để tạo ra guồng xe nước để đưa nước từ dòng sông, suối chảy vào đồng ruộng. Sau này khoa học phát triển, người làm các nhà máy thủy điện để lợi dụng dòng chảy của nước qua các tổ tuốc-bin quay để phát ra điện phục vụ cho đời sống và nhiều ngành nghề trong xã hội.
Chúng ta cũng thấy trong thực tế về sản xuất nông nghiệp có hai mặt đối lập được và mất. Không bao giờ được mùa mãi mà phải có mất mùa do sâu bệnh hoặc thời tiết. Vì thế người ta tìm cách hạn chế, làm suy giảm phần mất bằng cách lai tạo các giống mới có khả năng chịu hạn hoặc kháng bệnh tật, hoặc phun thuốc trừ sâu…
Trong truyền thông cũng nhờ tư duy từ Minh triết mà người ta sáng chế ra máy truyền hình, rồi sau này là các loại điện thoại di động. Đó cũng nhờ tư duy từ hai mặt đối lập Hữu tuyến - Vô tuyến (Có - Không).
Về Kinh tế, hai mặt đối lập như trong việc kinh doanh thất bại và thành công, trong thương mại chuyện lời và lỗ nhờ có tư duy Minh triết thì sẽ biết cách xử lý khôn ngoan trong mọi tình huống mà không quá lạc quan khi thành công lớn và cũng không bi quan khi thất bại nặng nề.
Về đời sống con người trong xã hội cũng có nhiều điều liên quan đến các mặt đối lập. Chỉ xin đề cập đến cặp đối lập sống và chết. Vì tốc độ người sinh ra nhiều do ảnh hưởng đến môi trường sống sẽ gây ra nhiều loại bệnh làm chết bớt đi. Các loài vật gà vịt, lợn bò… cũng thế, khi phát triển quá nhiều thì có dịch bệnh phát sinh để chết bớt đi. Vì vậy chúng ta phải tìm cách để làm suy giảm sự chết chóc thiệt hại đó, chứ không thể tiêu diệt dịch bệnh đó hoàn toàn được. Nó vẫn ngấm ngầm tồn tại. Điều đó là quá thực tế ai trong xã hội cũng đã thấy.
Trong khoa học công nghệ tin học, chúng ta cũng nghe thấy có các loại vi rút phá hoại máy tính. Đó cũng là chuyện tác động giữa hai mặt đối lập Phát triển và kìm hãm. Vì tốc độ phát triển của công nghệ thông tin quá nhảy vọt, các loại máy tính đa dạng có chức năng và tốc độ cao nên xuất hiện các loại vi rút để kìm hãm sự “lộng hành” của các loại máy tính. Vật vô tri vô giác chế tạo bằng những vật liệu đặc biệt và chứa những lập trình tinh vi và có hàng rào bảo vệ, thế mà vẫn bị những kẻ tin tặc thâm nhập vào phá hoại được.
Phải nói rằng, không có việc gì trong con người cũng như trong xã hội mà không tồn tại hai mặt đối lập nhau cả. Khi thì mặt này thịnh mặt kia suy rồi ngược lại. Đó là quy luật tự nhiên có tính cạnh tranh nhau để tồn tại. Người có Minh triết sẽ biết cách điều khiển cho cái nào thịnh cái nào suy để có tác dụng tích cực cho mọi hoạt động sinh tồn trong xã hội. Cũng đừng ảo tưởng rằng, chúng ta sẽ tiêu diệt được cái tiêu cực trong xã hội. Không bao giờ làm được như vậy mà chỉ làm cho mặt tiêu cực suy giảm đi để khỏi ảnh hưởng xấu đến xã hội mà thôi.
Mỗi người dân Việt cần Minh triết Việt để sống làm người. Thế giới ngày càng trở nên phức tạp trong các mối quan hệ, con người càng cần Minh triết. Các nhà lãnh đạo đất nước cần phải hiểu biết Minh triết. Tiến sĩ Lloyd Bruce khẳng định: “Những người lãnh đạo (điều hành vi mô và vĩ mô) nếu không biết Minh triết và ứng dụng Minh triết sẽ phải trả giá đắt cho sự vô tâm của mình”(9).
Giá trị Minh triết nhằm định hướng, định phẩm, định hình một quy trình phát triển là phải lấy đời thường làm trọng. Coi đạo đời thường là cần thiết, có ích, là đúng và tốt hơn cả. Từ đó mới có cơ sở vững chắc để phát triển những cái có tầm cao. Nghĩa là từ vi mô phải hướng lên vĩ mô, rồi từ vĩ mô phải soi rọi xuống vi mô để làm tăng chất lượng của sự phát triển vi mô.
Có thể nói Minh triết là một lâu đài văn hóa thiêng liêng chứa đựng tiềm năng ẩn hiện nhiều điều hữu ích và lý thú cho cuộc sống con người. Nếu chúng ta quan tâm tích cực đến Minh triết thì hãy mạnh dạn chăm lo và khám phá lâu đài đó để xem bên trong có những cái gì giúp ích được cho tâm hồn, trí tuệ và năng lực của con người được rộng mở, chan hòa và xã hội thì được thăng hoa, phát triển. Từ đó mọi người mới có ý thức tinh thần thường xuyên nuôi dưỡng, vun đắp xây dựng cho Minh triết Việt được lan tỏa sâu rộng trong lòng mọi người dân ở mọi giai tầng, thế hệ trong xã hội.
N.H.T
(SH283/09-12)
...............................................
(1) Hà Văn Thùy: Tranh luận với François Jullien; “quan niệm về Minh triết”- ghi lại buổi nói chuyện của Giáo sư F. Jullien tại Trung tâm Minh triết Việt Nam ngày 8.9.2008 ở Hà Nội.
(2) Trungtamhotong.org: “Phật giáo đóng góp gì cho Minh triết Việt”.
(3) Giáp Văn Dương: “Minh triết và hạ tầng tư duy” tr.5; nguồn: TuanVietNam.Net, ngày 10/8/2009.
(4) GS. Hoàng Ngọc Hiến: “Tìm về Minh triết Việt Nam”; kỷ yếu Hội thảo Minh triết tại Hà Nội ngày - 2008, do Bùi Dũng lược ghi đăng trên Tuần VietnamNet, tr.3.
(5) Hà Văn Thùy: “Hành trình tìm lại cội nguồn”. Nxb Văn học, 2008, tr. đầu.
(6) Nguyễn Khắc Mai: Vài cảm nhận giá trị Minh triết của Đông Kinh Nghĩa Thục; nguồn: Tapchisonghuong.com.vn - SH 221 - 07 - 2007 begin_of_the_skype_highlighting 221 - 07 - 2007 end_of_the_skype_highlighting.
(7) GS. Hoàng Ngọc Hiến: “Tìm về Minh triết Việt Nam”; kỷ yếu Hội thảo Minh triết tại Hà Nội, do Bùi Dũng lược ghi và đăng trên Tuần Vietnam net, tr.3.
(8) Nguyễn Khắc Mai: “Vài cảm nhận giá trị Minh triết của Đông Kinh Nghĩa Thục”. Nguồn: Tapchisonghuong.com.vn - SH 221 - 07 - 2007 begin_of_the_skype_highlighting 221 - 07 - 2007 end_of_the_skype_highlighting.
(9) Trần Nhượng: “Minh triết và phát triển”. Nguồn: Trannhuong.com.