Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

LÁI XE MÁY Ở VIỆT NAM



Trong loạt bài có tiêu đề “Sự hỗn loạn và tài tình trong việc lái xe máy ở Việt Nam" (Chaos and Grace of Riding a Motorbike in Vietnam) đang tải trên báo USA Today của Mỹ, nhà báo Debi Goodwin đã kể lại những ấn tượng sâu đậm của mình về “nền văn hóa xe máy” ở Việt Nam.

(DVO)Tôi đang đứng trên một góc phố trong tâm trạng hoàn toàn bị mê hoặc bởi dòng chảy duyên dáng, âm thanh sống động của hàng nghìn chiếc xe…
Dưới đây là nội dung bài Viết:

Người Việt Nam di chuyển một cách qua các đường phố tắc nghẽn với những chiếc xe tay ga và xe máy loại nhỏ, chở theo đủ mọi thứ, như các chậu cây cảnh, lợn sống, hay những đứa trẻ sơ sinh ngủ ngon lành trên tay mẹ trong một tư thế rất chênh vênh. Ôi, làm thế nào để tôi có thể hòa nhập được với họ?

Tôi đang đứng trên một góc phố vào ngày đầu tiên ở TP HCM, trong tâm trạng hoàn toàn bị mê hoặc bởi dòng chảy duyên dáng, âm thanh sống động của hàng nghìn chiếc xe. Tôi cảm thấy một làn sóng niềm vui lan tỏa vào cơ thể, trước một khám phá mới, với sự hấp dẫn khó cưỡng lại về cuộc sống ở đất nước này.
Đêm hôm đó, trong căn phòng của khách sạn, tôi đọc cuốn tiểu thuyết có tên gọi Nhà của Rồng, được nhà văn Shors John viết tại TP HCM. Cuốn tiếu thuyết cung cấp cho tôi nhiều hiểu biết về những ngóc cạnh của thành phố này. Nhưng sau một ngày trải nghiệm, tôi cảm thấy những gì viết trong tác phẩm không hoàn toàn chính xác.

Cuốn tiểu thuyết viết về một người phụ nữ Mỹ, người sáng lập ra một ngôi nhà dành cho trẻ em đường phố. Trong chương một, cô ta, người chưa bao giờ lái một chiếc xe tay ga trong đời, đã lần đầu tiên điều khiến một chiếc xe đi qua các đường phố của thành phố một cách dễ dàng. Tôi cảm thấy ghen tị, dù không tin vào điều này.

Mặc trong suốt một tháng ở Việt Nam, tôi chưa thấy một vụ tai nạn nào, nhưng tôi biết tai nạn giao thông là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vụ tử vong ở nơi đây và Chính phủ Việt Nam đã coi việc hạn chế vấn nạn này là một trong những ưu tiên hàng đầu của quốc gia.

Tôi thích lái chiếc xe tay ga của tôi trên những đường phố quy củ của Toronto. Sau một ngày ở TP HCM, tôi biết rằng ý tưởng tương tự ở thành phố này là thật sự điên rồ. Đó là hai thế giới hoàn toàn trái ngược nhau khác nhau. Việc lái xe máy ở TP HCM là một điều quá nguy hiểm, và tôi không muốn có những trải nghiệm liều lĩnh.

Tôi đã ngoài 50 tuổi, đã đi du lịch qua nhiều qua quốc gia mà không bị gãy một chiếc xương nào. Tôi không muốn phá vỡ điều này.

Bí quyết của ánh mắt

Trong những ngày tiếp theo ở TP HCM, tôi đã cố gắng tìm hiểu quy luật vận hành của những chiếc xe máy tại nơi tôi đi qua. Tôi quan sát một số người lái xe cụ thể, để xem cách họ xử lý với các nút giao thông và các biển báo.

Tôi thấy ở những nút giao không không có đèn báo hiệu - có khá nhiều nơi như vậy - những người lái xe chỉ đơn giản là luồn lách qua những dòng xe đang lao tới và những người đi bộ đang qua đường. Khi muốn rẽ trái, họ chỉ cần cua tay lái và lựa khoảng trống giữa những chiếc xe đang ken dày để đi sang. Tôi thấy điều này có vẻ thật… điên rồ.
Chìa khóa của cách di chuyển đó là ánh mắt. Có thể học điều này bằng cách vào vai một người đi bộ. Bạn chỉ cần nhìn chằm chằm vào luồng xe đang chạy tới và tiếp tục bước đi với một tốc độ ổn định, họ sẽ tránh bạn. Điều này cũng tương tự đối với người lái xe. Nếu muốn rẽ trái, bạn cần quan sát những vật thể mà mình sẽ đối diện, ước lượng tốc độ của họ và từ tốn di chuyển. Chuyện đó giống như một bài học rèn luyện tinh thần của các Phật tử trong một thành phố có rất nhiều ngôi chùa Phật giáo.

Chuyến đi Việt Nam của chúng tôi kéo dài 1 tháng, ngoài TP HCM, tôi sẽ được thăm thú nhiều địa phương khác. Tôi quyết định sẽ tập trung vào việc tìm hiểu thêm về văn hóa xe máy tại Việt Nam.

Từ những chiếc pedal đến xe gắn máy

Tại Hà Nội, tôi đã mua một tấm bưu thiếp có hình ảnh của thành phố này trong những năm 1980. Trong ảnh là những chiếc xe đạp cũ kỹ chạy trên các các đường phố đơn sơ. Tôi cất tấm bưu thiếp đi, và đập vào mắt là hình ảnh khu phố cổ dày đặc những chiếc xe máy. Những chiếc xe đạp đã trở thành của hiếm vào thời điểm năm 2012 này.

Đêm hôm đó, khi lướt net, tôi tìm thấy một thông tin thú vị: có khoảng 30 triệu xe cơ giới 2 bánh ở Việt Nam, chiếm đến 90% số phương tiện đi lại của đất nước này.

Có lẽ, sự phát triển đáng kể là dấu hiệu dễ nhìn thấy nhất, ít nhất là trong con mắt mắt người phương Tây, kể từ khi chính phủ Việt Nam thực hiện chính sách Đổi Mới từ năm 1986. Nói về sự tăng trưởng của Việt Nam, nhà báo Bill Hayton nói rằng những chiếc xe gắn máy đã trở thành một biểu tượng vật chất của người Việt Nam sau một thời gian dài nền kinh tế trì trệ…