Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng: “Việt Nam vẫn chưa
tin tưởng vào Việt kiều. Điều này thể hiện
một thực tế là lãnh đạo có nhiều hạn chế về hiểu biết và thiếu tầm nhìn.”
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, sinh năm 1940,
nguyên quán tại Quảng Nam. Ông đi du học
từ 1960, sau đó giảng dạy và nghiên cứu tại Đại học Liège (Vương quốc Bỉ) về
Toán và Cơ học. Giáo sư Hưng đã có công
đào tạo hơn 300 Thạc sĩ lấy bằng của Bỉ tại Việt Nam. Hơn 50 người trong số này đã có bằng tiến sĩ.
Ngày 26.3.2004, Bộ Chính trị Việt Nam đã đưa
ra Nghị quyết 36 với mục đích thu hút Việt kiều về nước góp sức xây dựng đất nước.
GS Hưng về sống tại Việt Nam từ 2006 đến
nay. Ông đã có nhiều đóng góp tích cực
cho giáo dục, khoa học công nghệ của quê hương.
Mới
đây Radio Australia đã có dịp trò chuyện với GS Hưng để tìm hiểu về kinh nghiệm
và nhận định của ông đối với chính sách thu hút Việt kiều của Việt Nam.
Đây là bài đầu tiên trong một loạt bài tìm hiểu
về vấn đề này.
Radio Australia: Theo Giáo sư chính sách thu hút Việt kiều của Việt
Nam trong những năm qua đã thành công chưa?
GS Nguyễn Đăng Hưng: Từ khi Nghị quyết
36 của Bộ Chính trị cách đây 8 năm, chính sách thu hút Việt kiều không thể nói
là thành công. Nghị quyết 36 không có
khâu thực hiện, không có chính sách cụ thể thỏa đáng, chưa tạo dựng được môi
trường cần thiết cho trí thức Việt kiều hoạt động.
Thật vậy, người trí thức cần có môi trường tự
do. Trường đại học cần có tự do tư tưởng. Nghiên cứu khoa học cần có môi trường dân chủ,
cần người có thực tài, đam mê khoa học.
Người tài không khom lưng, nhà nước phải biết trân trọng giao việc cho họ
công việc với lòng tin. Đây là điều kiện
để họ xây dựng nền công nghệ cho đất nước.
Trên thực tế hiện nay, Việt kiều về nước làm
việc dù có giỏi chuyên môn cũng chỉ được làm cao nhất chỉ cấp phó.
Chính sách nghiên cứu khoa học công nghệ của
Việt Nam hiện nay vẫn còn là giải quyết giữa nội bộ bên trong. Tiếng nói Việt kiều gần như không lọt vào.
RA: Vậy trong thực tế trí thức kiều bào
vẫn chưa được tin dùng tại Việt Nam?
GS NĐH: Đúng, nhà nước Việt Nam vẫn
chưa tin tưởng vào Việt kiều. Điều này
thể hiện một thực tế là lãnh đạo có nhiều hạn chế về hiểu biết và thiếu tầm
nhìn. Những người lãnh đạo trong nước chỉ
thấy và tin dùng những người gần gủi, tin cậy.
Lớp
Việt kiều đầu tiên tầm cỡ như Trần Đại Nghĩa, Tạ Quang Bửu đã được tin dùng
trong thời gian đầu, nhưng sau này đã bị vô hiệu hóa và bị gạt ra khỏi các vị
trí lãnh đạo từ những ngày mà tư duy giáo điều Mao-Ít thao túng học thuật Việt
Nam. Những người khác như Trần Đức Thảo,
Nguyễn Mạnh Tường… sau khi về nước đã có những số phận hẩm hiu mà ai cũng biết. Trừ một vài cá nhân cá biệt với vai trò và cống
hiến khiêm tốn, phải nhìn nhận là từ 70 năm qua cho đến bây giờ trí thức Việt
kiều vẫn bị đối xử như vậy.
RA:
Do hoàn cảnh lịnh sử, theo Giáo sư Việt Nam có những thuận tiện cũng như khó
khăn nào cho chính sách thu hút trí thức Việt kiều?
GS NĐH: Hoàn cảnh lịch sử của đất nước
vô tình tạo lợi thế cho dân tộc Việt Nam.
Trí thức kiều bào Việt Nam hiện nay rất đông đảo và sống ở nhiều nước
tiên tiến trên thế giới. Không có ngôn
ngữ, công nghệ nào mà trí thức Việt kiều không có chuyên môn.
Nhưng cái khổ, cái tệ hại là nhà nước Việt Nam
chưa có tính thần cởi mở vì quyền lợi chung của dân tộc. Thói quen e ngại các Việt kiều dường như là
chủ đạo. Nhất là các Việt kiều từ phương
Tây.
Nếu
muốn có công nghệ tiên tiến, tồn tại được trên thị trường thì phải tiếp cận
công nghệ từ Nhật, Pháp, Mỹ, Đức… nhưng đây lại là các nước tư bản.
Dù công nhận tư bản có thành công rực rỡ,
nhưng trong tư duy của một bộ phận quan quyền vẫn cho tư bản đang giẫy chết. Ngay cả bà phó chủ tịch nước mới đây đã ngang
nhiên tuyên bố: “Việt Nam có dân chủ tiên tiến hơn các nước phương Tây gấp
nghìn lần”. Tư duy kiểu vậy, nên người
dân chịu thiệt thôi.
RA: Ngoài vấn đề ý thức hệ, theo ông
còn những cản trở nào?
GS NĐH: Đó chính là tư duy 'nhiệm kỳ'. Ai lên làm lãnh đạo cũng ít nghĩ đến việc phải
làm được những gì cho đất nước, mà chỉ nghĩ đến chuyện thủ lợi cho bản
thân. Cho nên bao nhiêu năm nay nền giáo
dục, khoa học công nghệ của Việt Nam không có được cái nào ra hồn.
Thêm nữa là quyền lợi của các nhóm chuyên mưu
cầu lợi ích tư và tư duy toàn trị trong khoa học. Người nằm trong chính quyền, hay có liên quan
với giới quyền thế dễ dàng nắm được thông tin, có hợp đồng, tức là họ nắm trong
tay điều kiện phát triển, làm giàu. Cho
nên họ không đưa thông tin đó ra cho đại chúng để mọi người cùng có kế sách làm
giàu cho đất nước.
Câu chuyện Vinashin là một ví dụ rất sinh động,
cụ thể. Nếu từ đầu Vinashin tin tưởng
giao cho một Việt kiều tại Pháp, tại Mỹ… có kinh nghiệm đóng tàu lâu năm, mời họ
về làm lãnh đạo thì bây giờ đã có được ngành công nghiệp đóng tàu, chứ không phải
nát bét như bây giờ.
Tuy nhiên vì lợi ích nhóm, nhà nước đã giao
'quả đấm thép' cho ông Phạm Thanh Bình.
Ông Bình không biết gì đến tàu là gì trừ trường hợp lên tàu đi
chơi. Cho nên sau khi lên nắm Vinashin
ông chủ tịch này chỉ có khả năng đi mua tàu thôi. Ông mua thế nào cho có giá và huê hồng cao.
RA:
Có những trí thức kiều bào về nước làm việc, ban đầu được tung hô, nhưng lại
không đóng góp được gì nhiều sự phát triển.
Theo Giáo sư nguyên nhân nằm ở đâu?
GS NĐH: Điều này là do Việt Nam không
có cơ chế thẩm định độc lập. Trong tổ chức
của Việt Nam, từ Đảng, Đoàn, đến một số bộ phận Việt kiều đều không thấm nhuần
bản lĩnh độc lập, nên không thể tự xét đoán con người, trình độ, khả năng làm
việc.
Trong tương tác với Việt kiều, tư duy bè phái
đã dẫn đến những sai lầm cố hữu. Ngay cả
thành phần trí thức Việt kiều từ Pháp, bên Canada, bên Bỉ… những ai giỏi nịnh với
nhà nước Việt Nam thì được đưa lên; còn vị nào biết tự trọng, nghiêm túc, không
nịnh bợ, có lời nói thẳng thắn thì bị cho ra ngoài lề.
Đã là người trí thức giỏi thực thụ thì không
bao giờ phải xu nịnh ai cả. Cơ chế 'xin
cho' hoàn toàn đi ngược với tư cách, tâm tư và nguyện vọng của họ. Nhưng khổ là cái ở Việt Nam, cơ chế 'xin cho'
đang thống trị hoàn toàn trong mấy chục năm nay và vẫn chưa chấm dứt.
Xưa nay đầu óc của thành phần phong kiến đã rất
quen với tư duy 'nịnh trên, đạp dưới'.
Đây là tư duy phi trí thức. Bởi
vì một nước hay một lĩnh vực, nếu muốn tiến triển phải có phản biện. Để phản biện có hiệu quả thì phải có những tư
duy độc lập. Mà muốn có đầu óc độc lập
thì phải có trình độ và thông tin đa chiều.
Nhưng nhà nước Việt Nam phủ nhận thông tin đa chiều, không chấp nhận ý
kiến khác, nên tư duy độc lập vẫn chưa phát huy được.
RA: Theo ông để thu hút trí thức Việt
kiều về nước làm việc, chính sách Việt Nam cần phải có những điều gì?
GS NĐH: Trí thức cần có một môi trường
dân chủ và một nền văn hóa biết trọng khoa học để hoạt động. Muốn có các điều kiện đó ta cần thay đổi và sửa
chữa lỗi trong hệ thống. Việt Nam cần có
một thế hệ lãnh đạo mới, có đủ bản lĩnh, có đủ tâm đủ tầm, nhất là có lòng tin ở
một tương lai sáng lạn của dân tộc.
RA: Xin cảm ơn Giáo sư.