ALLBERTO DE CROZET
NÓI dối là không tốt. Thế nhưng mọi người đều nhiều lúc nói dối.
Vì cần thiết, vì vô ý hoặc thực sự có ý đồ lừa dối. Thế thì đó có phải là một
khuyết điểm xấu xa chăng? Sau đây là 10 ý nghĩ phổ biến về vấn đề này.
1. Con người nói dối cũng như hít thở vậy.
Người ta nói dối 940 lần/năm (trung bình), tức già 2 lần/ngày. Nhà
xã hội học Michel fize (“cuốn Tại sao người nói dối lại sợ sự thật”?) ghi nhận:
“Nói dối đối với chúng ta cũng là tự nhiên như ngôn ngữ, như ăn uống ngủ nghê.
Đấy là một thói quen xã hội rất bình thường”. Để khỏi bị ảnh hưởng đến thanh
danh, sự nghiệp, khỏi xúc phạm người thân hoặc vì lịch sự: ỡm ờ với sự thật là
cần thiết và thuộc về các quy ước xã hội. “Không hề gì, tốt cả thôi" chắc
là lời nói dối phổ biến nhất, theo một cuộc khảo sát đã được Bảo tàng khoa học
Luân Đôn tiến hành tháng 6 vừa qua (2010). Chúng ta nói dối với ai nhiều nhất?
Với mẹ chúng ta (23%), với các đồng nghiệp (20%), với ông chủ (12%), với người
đối tác (12%).
2. Sự thật phát ra từ miệng trẻ thơ
Điều này tùy thuộc trước hết vào lứa tuổi.
Các nhà tâm lý học trường Đại học Toronto (Canada) đặt một trẻ em
một mình trong căn phòng cùng với các đồ chơi cấm các em nhìn. Số đông đã không
tuân thủ, nhưng tất cả đều không thú nhận. Vào năm 2 tuổi, ngót 20% trẻ đã nói
dối lên 3 thì số đó tăng lên một nửa, và lên 4 thì đạt 90%, cho đến 7 tuổi là
tuổi “đã biết phải trái”. Theo các nhà nghiên cứu thì vào tuổi biết nói dối, trẻ
đã đạt được một trình độ khéo léo nhất định về nhận thức. Nó có năng lực thu
nhận các thông tin và chế biến chúng theo hướng có lợi cho mình. Nhà tâm thần
học Dalloz (trong cuốn “Nói dối”) nhắc lại rằng: “Trước tuổi hiểu biết, trẻ
không tính toán và hành động không có ý đồ lừa dối”. Sau 8 tuổi thì khó hơn mà
biết được khi nào các trẻ nói dối”.
3. Mọi sự thật đều nên nói?
Chúng ta đã sớm viện đến đạo đức để tố cáo nói dối. Phải chăng thế
thì nên chăng nói ra tất cả mọi điều? Đấy là lời khuyên của Bác sĩ Brad
Blanton, nhà tâm lý trị liệu Mỹ, người đã lập ra một liệu pháp dựa trên cơ sở
sự thật tuyệt đối: sự trung thực triệt để. Theo ông thì đấy là cung cách duy
nhất để sống trong các mối quan hệ đích thực.
Thế nhưng, cả khi mong muốn, cũng khó mà “nói thật”. Chuyên gia tư
pháp Paul Cacholat cho rằng “chân lí là một tấm gương nhiều mặt. Đúng vậy,
chúng ta luôn đoán nhận thực tại, và hai người không bao giờ có cách nhìn như
nhau về sự vật. Đấy là lý do vì sao điều người này cho là đúng thật, không nhất
thiết là như vậy đối với người kia.
4. Chẳng có gì khó hơn nói dối?
Không hẳn thế. Giỏi nói dối là cả một nghệ thuật. Alain Poyote,
nhà tâm lý thần kinh giải thích: “Người giỏi nói dối phải có trí nhớ tốt, óc
sáng tạo phát triển và kỹ năng đóng kịch, hoặc là không để lộ cảm xúc nào ra
ngoài”. Ở cấp độ nhận thức, nói dối đòi hỏi nhiều năng lượng hơn là nói thật.
“Cho phần não trước trán hoạt động, nó tiêu thụ glucoga, tức là các calo”.
5. Phụ nữ hay nói dối hơn nam giới.
Các bà, các cô không nói dối nhiều hơn, nhưng lại vì những lý do
khác nhau, nhà nữ tâm lí học Claudine Biland (trong cuốn “Tâm lí học nói dối”)
khẳng định: “Đàn ông nói dối nhiều hơn để tự đề cao bằng cách cường điệu các
thành công của mình. Còn phụ nữ nói dối vì lòng vị tha, và để trấn an người
khác hoặc để giữ yên bình trong xã hội. Ngược lại, họ cảm thấy mình không phải,
về những chuyện đã phịa ra, hơn những vị nam nhi: 82% có những băn khoăn ngại
ngùng, còn đàn ông chỉ có 70% (theo khảo sát của Bảo tàng Khoa học Luân Đôn) và
khi bị người ta nói dối thì họ cảm thấy phải chịu đựng nhiều hơn.
6. Nói dối là thiếu lòng tôn trọng
Dù muốn có thiện ý, chỉ 30% lời nói dối là vì lợi ích giả định của
đối tượng: nói cho người này điều anh ta thích nghe, hoặc ỉm đi điều anh ta
không muốn biết. Theo bác sĩ tâm thần kinh Boris Cyrulnik, thì dù là vị kỷ hay
vì lòng nhân, nói dối là bằng chứng của lòng tôn trọng. “Muốn nói dối, phải
hình dung được các thể hiện của người kia, thế thì cần phải tôn trọng”. Thế
nghĩa là biết tỏ ra có tha cảm, thậm chí có lòng trắc ẩn. Đấy cũng là một cách
chia sẻ, cho dù nói dối cũng có thể xúc phạm. Nhà nữ tâm lý học Sylvie Médon
nhấn mạnh: “Có những lời nói dối biểu hiện nỗi đau, niềm ước muốn một cuộc trao
đổi về trí thức và đối thoại”.
7. Tệ nhất là tự dối mình.
Tất nhiên không phải là bao giờ cũng thế. Tự dối mình có thể là
một cung cách để tránh trách nhiệm và để tự thanh minh: “Tôi đã chia tay với cô
ấy để cô ấy được hạnh phúc”. Nhưng đấy cũng là điều mơ mộng cần thiết để giải
tỏa tâm lí, cảm xúc và để tiến lên. Claudire Biland nhấn mạnh: “Đấy là một
thành lũy che chắn thực tại, nó là chỗ trú ẩn của người nói dối trong một thời
gian, và do đó có thể giải thoát”.
8. Có những người mắc bệnh nói dối
Họ thường hay bịa chuyện về quá khứ, cuộc sống hoặc về nhân thân
của mình đến mức chính họ cũng tin những chuyện ấy là thật. Bệnh bịa đặt này
được bác sĩ thần kinh Ferdinand Dupré mô tả lần đầu tiên năm 1905. Một cuộc
khảo sát đăng trên tờ “Báo tâm lý học Anh quốc” năm 2005 phát hiện một đặc điểm
của bộ não của người nói dối: não ấy chứa 20% chất trắng thần kinh nhiều hơn
bình thường (các kết nối thần kinh) và ít chất xám hơn (14%) ở khu vỏ não trước
trán (các thể tế bào của các nơ ron). Nhưng chẳng có chuyên gia nào có thể xác
định được người bệnh bịa đặt có khi ý thức được sự hoang tưởng của mình hay
không, hoặc có thể phân biệt được hư cấu với hiện thực.
9. Có thể đánh lừa máy phát hiện nói dối
Với các thiết bị hiện đại của khoa học thần kinh, ngày nay khó mà
che giấu các phản ứng sinh lý. Các điện cực đặt vào lòng bàn tay thu mồ hôi,
chứng cứ của cảm xúc: máy hiện hình bằng cộng hưởng từ (IRM) qua não cho thấy
phần não trước trán tăng cường hoạt động; điện tâm đồ báo mọi tình hình thay
đổi nhịp tim… Nhà tâm lí học Mỹ Paul Ekman cho rằng người nói dối không có khả
năng làm chủ được toàn bộ hành vi của mình. Người đó luôn bị lật tẩy bởi sự
chênh lệch giữa điều anh ta nói với thực trạng ngữ điệu, bộ điệu và gương mặt.
Những biểu lộ nét mặt cực tinh tế và rất nhanh (khoảng non 1 giây đồng hồ) sẽ
xuất hiện mỗi khi một cảm xúc được che giấu, bị kiểm tra hay bị kiềm chế.
10. Nói dối là đặc thù của con người.
Không hẳn đúng. Theo Patrick Pageat, thuộc Viện nghiên cứu và
phòng thí nghiệm Phérosynthèse thì có những động vật và thực vật có khả năng
đánh lừa xung quanh một cách rất tài tình. Các ruồi đực họ “empididé” có thói
quen tặng các nàng những con mồi bọc trong một cái bọc bằng tơ, để tỏ tình.
Nhưng có những chàng ruồi chẳng ngần ngại tặng bọc trống không để sớm đạt được
mục đích tình dục. Một số loài hoa lan đánh lừa các sâu bọ đi thụ phấn. Chúng
mô phỏng màu sắc, hình dáng và cả chất dịch phéromone tình dục của các sâu bọ
này để hấp dẫn chúng. Khi tìm cách giao phối với hoa lan, sâu bọ nạn nhân nhuốm
đầy phấn hoa, và chúng sẽ mang đặt vào một đóa hoa lan khác trong lần bị lừa
lần thứ hai này.
HOAN CHÂU dịch từ tiếng Pháp