Mark Skousen
Phạm Nguyên Trường dịch
Điều làm cho nó [kinh tế học] trở thành
môn học hấp dẫn nhất là ở chỗ những nguyên tắc căn bản của nó đơn giản đến mức
có thể viết trên một trang giấy, ai cũng có thể hiểu, nhưng ít người làm như
thế [1] .
—Milton Friedman
Lời
tuyên bố bên trên của Friedman khiến tôi suy nghĩ: Có thể tóm tắt những nguyên
lí cơ bản của môn kinh tế học vào một trang giấy được không? ] . Liệu có thể rút những khái niệm
này xuống còn một trang không? Xét cho cùng thì Henry Hazlitt đã cung cấp
cho chúng ta một bản tóm tắt đầy sức thuyết phục những nguyên lí nền tảng của
môn kinh tế
trong có một bài học [ Economics in One Lesson
Chính Friedman cũng không thử lập danh sách
những khái niệm cơ bản đó khi ông tuyên bố như thế trong một cuộc phỏng vấn vào
năm 1986. Sau khi lập được bản tóm
tắt trên một trang giấy tôi có gửi cho ông. Trong bức thư trả lời
ông có đưa thêm vài ý, nhưng ông không chịu kí xác nhận cố gắng của tôi.
Sau khi lập được danh sách những nguyên lí nền tảng, tôi buộc phải đồng ý với
Friedman và Hazlitt. Những nguyên
tắc của môn kinh tế học là khá đơn giản: Cung và cầu. Chi phí cơ hội. Lợi thế tương đối. Lời và lỗ. Cạnh tranh. Phân công
lao động…vv.
Thậm chí một ông giáo sư còn đề nghị với tôi là môn kinh tế học có thể rút lại
chỉ còn một từ: giá cả. Tôi còn có thể đưa ra một đề nghị nữa:
chi phí. Mọi thứ đều có giá, mọi thứ đều cần chi phí.
Ngoài ra, chính sách
kinh tế đúng đắn là rất rõ ràng: Để cho thị trường, chứ không phải nhà nước xác
lập giá cả và tiền lương. Không cho nhà nước can thiệp
vào chính sách tiền tệ. Thuế phải thật thấp. Chính
phủ chỉ làm những việc mà các công dân không thể làm được cho mình. Chính phủ phải sống trong khuôn khổ số tiền mà họ có. Luật lệ và qui tắc phải tạo ra sân chơi bình đẳng. Thuế quan và những rào
cản đối với ngành thương mại phải bị xóa bỏ càng nhiều càng tốt. Nói ngắn, chính phủ cai trị tốt nhất là chính phủ
cai trị ít nhất.
Đáng tiếc là đôi khi các nhà kinh tế học lại quên mất những
nguyên lí nền tảng này và họ thường sa đà vào những tiểu tiết của những mô hình
khó hiểu, những lí thuyết cao xa, những nghiên cứu mang tính kinh viện và toán
học. Tình hình đáng chán đến mức Arjo Klamer và David Colander, sau khi xem xét
các luận văn tốt nghiệp tại các khoa kinh tế lớn trên khắp cả nước đã hỏi rằng
vì sao chúng ta lại linh cảm được rằng tất cả những chuyện này đều là công toi
hết? [2]
Sau đây là bản tóm tắt những nguyên lí căn bản của kinh tế học
và chính sách kinh tế lành mạnh. Nếu ai có bất kì đề nghị cải tiến nào, tôi sẵn
sàng chấp nhận.
Kinh tế học trên một trang giấy do Mark Skousen lập
1. Lợi ích cá nhân: Ước muốn cải thiện điều kiện sống xuất hiện
cùng với chúng ta từ lúc ở trong bụng mẹ và sẽ không rời xa ta cho đến tận lúc
xuống mồ (Adam Smith). Không ai chi tiền của người khác cẩn thận bằng chi tiền
của chính mình.
2. Phát triển kinh tế: Bí quyết để có mức sống cao hơn là gia
tăng tiết kiệm, tạo vốn, giáo dục và công nghệ.
3. Thương mại: Trong tất cả những vụ trao đổi tự nguyện, khi
người ta có thông tin chính xác thì cả người mua lẫn người bán đều được lợi; vì
vậy mà tăng cường buôn bán giữa các cá nhân, các nhóm người hay các nước làm
cho cả hai bên đều có lợi.
4. Cạnh tranh: Nguồn lực của thế giới thì có hạn, còn nhu cầu
thì vô hạn, cho nên cạnh tranh hiện diện trong tất cả các xã hội và nhà nước
không thể ra sắc lệnh mà hủy bỏ được.
5. Hợp tác: Vì phần lớn người ta không thể tự túc được và vì
hầu như tất cả mọi nguồn lực đều phải xử lí thì mới thành khả dụng được cho nên
các cá nhân – người lao động, chủ đất, nhà tư bản và doanh nhân – phải cùng
nhau làm việc để sản xuất ra các loại hàng hóa và dịch vụ có giá trị.
6. Phân công lao động và lợi thế tương đối: Sự khác nhau về
tài năng, trí thông minh, hiểu biết và tài sản dẫn đến quá trình chuyên môn hóa
và lợi thế tương đối của các cá nhân, các hãng và các dân tộc.
7. Phân hữu tri thức: Thông tin về phản ứng của thị trường có
mặt khắp nơi và rất đa dạng, chính quyền trung ương không thể nắm bắt và tính
toán hết được.
8. Lời và lỗ: Lời và lỗ là cơ chế thị trường, là kim chỉ nam
hướng dẫn cho người ta biết nên sản xuất cái gì và không nên sản xuất cái gì.
9. Chi phí cơ hội: Vì nguồn lực và thời gian có hạn cho nên
trong cuộc sống bao giờ cũng có sự thỏa hiệp. Nếu bạn muốn làm một cái gì đó
thì bạn phải từ bỏ, không làm một cái gì đó khác mà bạn có thể muốn làm. Giá bạn
trả cho việc tham gia vào hoạt động nào đó đúng bằng với chi phí cho những hoạt
động mà bạn từ bỏ.
10. Lí thuyết về giá cả: Giá cả được xác định bởi đánh giá
mang tính chủ quan của người mua (cầu) và người bán (cung) chứ không phải bằng
chi phí khách quan của quá trình sản xuất, giá càng cao thì người mua càng muốn
mua ít, còn người bán thì càng muốn bán nhiều.
11. Quan hệ nhân quả: Có nhân thì có quả. Hành động của các
cá nhân, các hãng và các chính phủ bao giờ cũng có ảnh hưởng đối với những chủ
thể khác trong nền kinh tế; ảnh hưởng này có thể dự đoán được, mặc dù mức độ
chính xác của dự đoán phụ thuộc vào mức độ phức tạp của những hành động có liên
quan.
12. Tính bất định: Tương lai bao giờ cũng chứa đựng rủi ro và
không chắc chắn nào đó, vì người ta thường đánh giá lại, người ta học được từ
sai lầm của mình và thay đổi ý kiến, khó mà dự đoán được hành vi của họ trong
tương lai.
13. Kinh tế học về sức lao động: Trong dài hạn, lương chỉ
tăng khi năng suất lao động gia tăng, nghĩa là vốn đầu tư cho một lao động gia
tăng; tiền lương cố định do nhà nước đưa ra cao hơn mức cân bằng của thị trường
tạo ra thất nghiệp kinh niên.
14. Kiểm soát của chính phủ: Kiểm soát giá cả-tiền thuê-lương
bổng có thể làm cho một số người hay nhóm người được lợi, nhưng không phải cho
toàn xã hội; rút cục, việc kiểm soát như thế sẽ tạo ra thiếu hụt, thị trường chợ
đen và làm cho chất lượng hàng hóa và dịch vụ kém đi. Không làm gì có bữa ăn miễn
phí.
15. Tiền: Cố tình hạ thấp giá đồng tiền quốc gia, lãi suất thấp
một cách giả tạo và chính sách tiền tệ dễ dàng [tăng cung tiền bằng cách hạ lãi
suất -ND] chắc chắn sẽ dẫn tới lạm phát, chu kì bùng nổ-suy thoái và khủng hoảng
kinh tế. Thị trường, chứ không phải nhà nước, phải quyết định chính sách tiền tệ
và tín dụng.
16. Tài chính công: Muốn có hiệu quả cao và quản lí tốt, thì
phải áp dụng các nguyên tắc của thị trường trong các công sở ngay khi điều đó
trở thành khả thi: (1) Chính phủ chỉ nên làm những việc mà doanh nghiệp tư nhân
không thể làm được, chính phủ không được tham gia làm những việc mà doanh nghiệp
tư nhân có thể làm tốt hơn; (2) chính phủ phải sống trong khuôn khổ số tiền mà
họ có; (3) phân tích chi phí-lời lãi: lợi ích biên tế phải lớn hơn chi phí biên
tế; và (4) nguyên tắc thanh toán: người nhận được lợi ích từ dịch vụ nào thì phải
trả tiền cho dịch vụ đó.
--------------------------------------------------------------------------------
[1] Trích dẫn từ bài phỏng vấn trong Lives of the Laureates ,
do William Breit và Roger W. Spencer biên tập (Cambridge, Mass.: MIT Press,
1986), trang 91.
[2] Arjo Klamer và David Colander, The Making of an Economist
(Boulder, Colo.: Westview Press, 1990), p. xiv. See also David Colander and
Reuven Brenner, Educating Economists (Ann Arbor: University of Michigan Press,
1992).