- Trung Quốc nổi tiếng với khả năng
sao chép trong mọi lĩnh vực: từ túi xách, mỹ phẩm, các sản phẩm hàng hiệu, đồ
điện tử và thậm chí các hệ thống cửa hàng như Ikea hay Apple. Nhưng việc nguyên
cả một làng quê "được" người Trung Quốc sao chép thì quả là hiếm
thấy. Điều này có cội rễ của nó.Tuy nhiên đây là điều vừa diễn ra với một làng
quê nước Áo vốn được UNESCO xếp hạng di sản thế giới. Bản sao của nó vừa được
khánh thành đầu tháng 6 tại tỉnh Quảng Đông. Cần phải nói thêm rằng sao chép và
làm nhái có cội rễ sâu trong văn hóa truyền thống Trung Quốc.
Hallsatt là
một làng cổ nhỏ với 800 hộ dân, được Unesco công nhận di sản thế giới từ năm
1997 bởi giá trị kiến trúc đặc sắc cũng như những phát hiện khảo cổ thời đại đồ
sắt vốn được các nhà khoa học thừa nhận từ hàng trăm năm nay. Ngôi làng này đã
lo lắng khi biết tin làng bị người Trung Quốc copy giống như cách họ vẫn nhái
một chiếc áo nhãn hiệu Nike tại Quảng Đông.
Tập đoàn địa
ốc Minmetals Land cho sao nguyên bản làng quê Áo cổ kính kia và bán cho những
người lắm tiền nhiều của với giá 9.000 NDT cho mỗi mét vuông căn hộ (khoảng 30
triệu đồng).
Việc sao y
bản chính toàn bộ ngôi làng ban đầu khiến người dân Áo ở làng Hallstatt nổi
giận và kiếm tìm các biện pháp tư pháp để chống lại dự án của người Trung Quốc,
nhưng cũng với thời gian họ từng bước chấp nhận và xem như đó là một hình thức
quảng cáo hữu hiệu cho "bản gốc". Thậm chí Alexander Scheutz, thị
trưởng của làng quê thơ mộng nhỏ bé thuộc vùng Salzhammergut này còn tới Quảng
Đông tham gia lễ khánh thành làng "mới" và ký kết các văn kiện trao
đổi văn hóa.
Năm 2005 chỉ
có chừng 50 người Trung Quốc trong số hàng trăm nghìn du khách tới thăm
Hallstatt hàng năm nhưng kể từ khi dự án "làng copy" được khởi công
thì đã có thêm hàng nghìn du khách người Trung Quốc tới khám phá "làng
nguyên tác" và đem lại thêm nguồn thu du lịch đáng kể cho làng quê này.
Tạp chí Tấm
gương (Der Spiegel) cho biết thêm là tại ngoại ô Thượng Hải có rất nhiều làng
quê đặc trưng châu Âu được copy nguyên bản từ làng kiểu Đức, Anh, Tây Ban Nha,
Bắc Âu đến Pháp…. Tại thành phố Thiên Tân, người ta cho xây dựng hàng loạt công
trình sao chép y nguyên các kiến trúc châu Âu cổ như cầu Alexandre III, đại lộ
Libération với những tòa nhà y hệt Paris đầu thế kỷ 20, một dự án xây dựng sao
chép nguyên bản lâu đài nổi tiếng Chambord của Pháp cũng đang được lên kết
hoạch. Người Trung Quốc dường như rất ngưỡng mộ kến thúc châu Âu.
Một phái
đoàn Áo vốn có mối quan hệ làm ăn với các thương gia Hồng Kong đã phát hiện ra
làng "dỏm" này. Tạp chí Der Spiegel (Tấm gương) nhắc lại rằng chẳng
có gì khó khăn để có chụp ảnh một cách chi tiết kiến trúc của làng quê này dưới
mọi góc độ khi hàng năm có tới 800.000 người tới thăm quan nơi này. Từ những
ngôi bằng gỗ với kiến trúc đặc trưng cho tới những chậu hoa nhỏ treo trên ô cửa
sổ và một khu hồ tuyệt đẹp với rừng cây nằm ngay cạnh làng.
Một ngôi
làng di sản đó không chỉ đơn thuần là những đường nét kiến trúc mà chứa đựng cả
tâm hồn bên trong, với những những câu chuyện của thời gian. Làng quê
"dỏm" nằm cạnh một khu hồ nhân tạo ở tỉnh Quảng Đông dưới không khí
nóng ẩm miền nhiệt đới không có điểm gì chung với làng quê cổ kính nằm trên
triền núi ở nước Áo xa xôi., giống như chúng ta thăm quan bản sao của tháp
Eiffel được tách rời khỏi khung cảnh Paris! Bởi vì sao chép nguyên cả một ngôi
làng cổ kính tách rời khỏi khung cảnh văn hóa của nó cũng ngớ ngẩn như những
đại gia mới nổi sẵn sàng bỏ ra đống tiền của để xây dựng các lâu đài tráng lệ
sao chép y chang các lâu đài cổ ở Pháp.
Sao chép hay
sáng chế là chủ đề ít được đặt ra khi nói chuyện với người Trung Quốc, dường
như đa số người dân nước này không thấy sự khác biệt giữa hai khái niệm này.
"Chúng
ta luôn tự tán tụng tứ đại phát minh của người Trung Hoa (La bàn, thuốc súng,
nghề làm giấy và in ấn), nhưng với một nền văn minh lâu đời có lịch sử tới năm
nghìn năm thì tôi chẳng thấy có gì để mà tự hào thái quá", Wang Fuzhong,
phó giám đốc trung tâm nghiên cứu tài chính của Đại học Hàng không và vũ trụ
Bắc Kinh thẳng thắn nói trong một chương trình của đài truyền hình Phượng
Hoàng. Rất tiếc là không nhiều người Trung Quốc có được cái nhìn tỉnh táo và
thẳng thắn như ông này
Quan niệm về
sao chép của người Trung Quốc
Huyền thoại
về việc sáng tạo ra chữ viết được gắn liền với vua Phục Hy (cũng được tôn vinh
là người sáng tạo ra mọi thứ khác như dạy dân nấu ăn, dùng lưới đánh cá, và săn
bắn bằng vũ khí sắt), cũng có truyền thuyết xem đó là sáng tạo của đại quan
Thương Hiệt (Cangjie) người có 2 đôi mắt (khoảng 2650 trước công nguyên).
Từ việc bắt
chước các đường nét ký hiệu mà sản sinh ra hàng ngàn chữ Hán khác.
Trẻ em Trung Quốc học bắt chước đến mức thành thục các ký tự chữ Hàn bằng cách viết đi viết lại hàng ngàn lần. Nói cách khác, thư pháp dựa trên nền tảng "nghệ thuật bắt chước tài tình" những gì cha ông để lại.
Trẻ em Trung Quốc học bắt chước đến mức thành thục các ký tự chữ Hàn bằng cách viết đi viết lại hàng ngàn lần. Nói cách khác, thư pháp dựa trên nền tảng "nghệ thuật bắt chước tài tình" những gì cha ông để lại.
Từ xa xưa
các danh họa cổ điển Trung Quốc vẽ hàng chục bức tranh và sao chép một cách chi
tiết bản gốc để bán kiếm tiền. Với quan niệm của người Trung Quốc thì sao chép
giống bản gốc cũng là một tài năng được thừa nhận và ngợi ca. Nói cách khác,
sao chép và bắt chước bén rễ sâu trong văn hóa cũng như tâm thức của người
Trung Hoa.
Sáng chế làm
gì?
Chuyên gia
người Pháp về văn hóa Trung Hoa Cyril Javary đã lý giải tại sao ở Trung Quốc
sáng tạo không phải là một cái gì đó đột phá mà chỉ là một sự xếp đặt một cách
độc đáo các yếu tố có sẵn từ trước. Nghệ thuật, đặc biệt là hội họa và thơ ca
là những ví dụ điển hình cho triết lý này.
Tại Trung
Quốc tính "đích thực" của một đồ vật không mấy hệ trọng và việc sao
chép được coi trọng không thua kém gì tìm tòi ra cái mới.
Thêm một lý
giải về mặt văn hóa khác là người Trung Quốc không thấy có vấn đề gì đối với
việc sao chép và bắt chước, trái lại sao chép và bắt chước được xem xem như một
dạng chia sẻ (trí tuệ, công nghệ), một kiểu tinh thần cộng đồng của Châu Á,
khác hẳn với tinh thần đề cao cá nhân của người phương Tây.
Về kinh tế,
quy luật thị trường đặt ra nguyên tắc muốn làm giàu cần phải sản xuất ra những
thứ có thể bán chạy. Các sản phẩm của phương Tây bán rất chạy, cho nên đơn giản
là người Trung Quốc cần phải sao chép chúng.
Ngoài ra cần
phải thêm vào sức nặng của thứ bậc và tôn ti xã hội, một phần di sản của Khổng
giáo: Tập thể luôn đứng trên cá nhân và không đánh giá cao các sáng kiến cá
nhân trong hệ thống giáo dục và và chính trị.
Đặng Tiểu
Bình đã khởi xướng những cải cách để phát triển kinh tế đất nước, ông nhiệt
liệt khuyến khích việc sao chép kỹ thuật phương Tây vốn đã được thực tế kiểm
chứng. Tại các đặc khu kinh tế, các nhà máy bắt đầu sản suất các sản phẩm bán
chạy mà không cần có một sáng chế cải tiến nào. Trái ngược với phương Tây, từ
lâu TQ không ký kết các công ước quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ cũng như không
xây dựng hệ thống pháp luật bảo hộ trong lĩnh vực này.
TQ có được
sự phát triển mạnh mẽ dựa trên việc sao chép các phương pháp sản xuất cũng như
các sản phẩm phương tây. Ban đầu thì việc này không bị cấm đoán nếu không muốn
nói còn được khuyến khích ngầm. Người ta sao chép các sản phẩm phương Tây mang
lại thặng dư cho kinh tế quốc gia, từ những năm 1990 thế giới chứng kiến sự
bùng nổ hàng nhái ở TQ.
Sản xuất
hàng nhái là một lĩnh vực công nghiệp rất mạnh ở TQ, có tới 80% sản phẩm nhái
tiêu thụ trên thế giới này có nguồn quốc TQ.
Theo số liệu
ước tính của các nhà kinh tế, hàng nhái chiếm từ 15% đến 30% sản xuất công
nghiệp quốc gia và đóng góp tới 8% GPD và tạo công ăn việc làm cho hơn 5 triệu
người lao động. Quả thực là chính phủ TQ không có nhiều lợi ích để cấm đoán
việc sản xuất hàng giả.
Sao chép và
bắt chước có cội rễ xa xưa trong văn hóa truyền thống cũng như tâm lý của người
Trung Quốc. Việc sản xuất hàng giả hàng nhái tràn lan với sự khuyến khích ngầm
của chính quyền chỉ là hình thức thể hiện hiện đại của thói quen lâu đời đó. Việc
sao y bản chính cả một làng quê di sản được xếp hạng bởi UNESCO có lẽ cũng
không làm nhiều người ngạc nhiên.
Nghịch lý
nằm ở chỗ người Trung Quốc sẵn sàng sao chép và copy các di sản của các nước
phương Tây nhưng lại không ngại ngần phá bỏ chính các di sản ngàn năm vốn rất
đặc sắc của mình. Chúng ta hẳn chưa quên việc người ta đã san phẳng không
thương tiếc nhiều di sản kiến trúc ở thủ đô Bắc Kinh để xây dựng các công trình
phục vụ cho Thế vận hội 2008 bất chấp nhiều ý kiến phản đối của những người bảo
vệ di sản văn hóa trong cũng như ngoài nước.