Lê Vân, từ Kawanishi (Nhật Bản)
(NCTG) “Chẳng có gì quá muộn, cũng như, đi qua những quãng đường
dài, em đã hiểu mình hơn và biết mình cần gì và đôi khi hạnh phúc đến từ những
nơi bình dị, không nhất thiết là một ngọn núi cao...”.
Em đã nghĩ mình không bao giờ có duyên với tiếng Pháp...
Cũng lạ nhỉ, lẽ ra phải có chứ, vì em đã nghe tiếng Pháp từ khi rất nhỏ cơ mà. Như mọi ngươi khác trong dòng lịch sử Việt Nam, ông ngoại em đã từng làm cho người Pháp, thân thiết, gắn bó. Gia đình của ông bà với 11 người con đã từng sống một thời gian dài tại một thuộc địa của Pháp. Mẹ em chào đời và có một thời ấu thơ tuyệt vời 8-9 năm trên một hòn đảo nói tiếng Pháp trước khi trở về quê hương theo tiếng gọi của lòng yêu nước.
Cuộc sống đã không như trong tưởng tượng, chất chồng những vất vả và cay đắng, nhưng em nhớ, đến cả khi em đã là cô bé con trong nhà, em vẫn hay được nghe những kỷ niệm của tuồi thơ êm đềm của mẹ và các dì. Câu chuyện về những đồi cát trắng mênh mông, về biển xanh ngắt rộng vô tận và những quả sim tím sẫm môi cười khanh khách của các cô bé ngày nào. Em nhớ những ngày mẹ và các dì gặp nhau, luôn luôn trong nhà là những bài hát tiếng Pháp, em không hiểu, chỉ cảm thấy êm mượt, dịu dàng nhưng hình như có cả nỗi buồn cứ tỏa ra từ ấy, như những vòng nước trên mặt hồ, cứ loang ra loang mãi...
Những từ tiếng Pháp đầu tiên em biết có khi là từ bà ngoại. Bà về nước, rồi lại đi, rồi lại trở về khi em đã là cô thiếu nữ. Bà nhanh nhẹn, hay cười vui, và hay nói nhiều từ em không hiểu, như khi bà nhờ em lấy khăn tắm hộ bà, hoặc khi bà hỏi chú lái xe của bố.. Em ngẩn người ra còn bà thì cười móm mém: “Tiếng Pháp đấy mà, hay con đi học đi cho biết”. Em cũng cười, cười trừ, vì biết chẳng bao giờ tiếng Pháp có thể thay thế tiếng Nga, niềm say mê của em. Em đã là một thế hệ khác hẳn mẹ, bà chưa biết đấy thôi, em học tiếng Nga, hát những bài hát vui tươi, hào hùng, em tham gia hăng hái hoạt động Đội Thiếu niên, Đoàn Thanh niên, nhiệt huyết, hồn nhiên và mạnh mẽ...
Tiếng Pháp rõ ràng không có chỗ tồn tại trong em nữa. Em lớn hơn nữa, thời cuộc cũng nhiều thay đổi, tiếng Nga trở nên kém quan trọng hẳn so với tiếng Anh. Em tốt nghiệp một trường đại học sau năm năm toàn những giờ tiếng Anh dài và cạnh tranh căng thẳng, đủ để em hiểu tiếng Anh mới là cần thiết cho tương lai của em này. Rồi em cũng đi làm, công việc mỗi ngày chỉ đơn giản là cần mẫn dịch những bài báo, tài liệu hoặc những bản báo cáo từ tiếng Việt sang tiếng Anh hoặc ngược lại, hết ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác.
Sẽ cứ là những ngày bình yên như thế nếu không có một buổi sáng, em chợt giật mình khi nghe người đồng nghiệp ngồi cạnh nói nhỏ “Merci” khi em nhặt hộ anh ấy cái bút chì vừa rơi xuống. Có thể cũng không có gì vì chúng ta vẫn có dễ dàng buột miệng nói mỗi ngày hàng tá những câu chữ nước ngoài cho dù chúng ta không học hay không biết rõ những từ ngữ ấy. Nhưng em cảm thấy, có thể chỉ xuất phát từ những gì thật sâu xa trong ký ức, người đồng nghiệp bật ra chữ ấy từ một phản xạ tự nhiên và bằng ngữ điệu, cách nói y như... em đã từng nghe từ rất lâu rồi, thời còn là cô bé.
Anh đồng nghiệp lúng túng sửa lại, “à, cảm ơn Vân...”. “Không, có gì đâu anh, em cũng hiểu mà”, em mỉm cười, còn định khoe luôn là em đã từng nghe nhiều hơn thế nhưng giờ chẳng nhớ gì nữa. Em bắt đầu cảm thấy tò mò chút chút về anh, sao anh lại nói tiếng Pháp một cách tự nhiên như thế nhỉ. Và lúc ấy em đã không biết rồi em sẽ mãi không hết ngạc nhiên về anh.
Ví dụ như anh chưa bao giờ gọi em, xưng anh với em, khi nào cũng là tên anh với tên em, cho dù anh đủ lớn hơn em nhiều để em đương nhiên phải gọi bằng anh. “Sao thế ạ? Anh làm thế em ngại quá”, em nói vậy thì anh bảo không không sao mà. Ví dụ như anh bình thường rất lặng lẽ và khiêm nhường, ít nói nhưng khi em buồn linh tinh hay tủi thân vì bị sếp mắng thì anh vờ như đi ngang qua chỗ em ngồi, thả xuống một tờ giấy viết hay vẽ cái gì đấy rất hài hước không thể tưởng tượng là anh viết, làm em không nhịn được cười, quên biến đi là mình đang buồn.
Em không nhớ tại em đòi anh dạy hay tại anh rủ em học, mà thế nào đó em trở thành học trò tiếng Pháp của anh. Những buổi chiều, sau giờ tan tầm, có hai người ngồi vắt vẻo trên hai xe máy, ngắm trời đất, nghe tiếng chuông lễ nhà thờ và học tiếng Pháp. Quyển sách của những em bé, chắc là sách của anh ngày xưa, và em ê a học những từ rất dễ thương như con ếch, con mèo, một, hai ba... gì gì đấy. Anh chăm chú sửa cho em phát âm từng chữ trong khi em cứ nhấp nhổm, “trời tối rồi anh ạ, nghỉ thôi”. Bao giờ sau đó, anh cũng đưa em đi ăn ở toàn những chỗ em chưa bao giờ biết. Hóa ra Sài Gòn rộng lớn hơn nhiều so với em tưởng và nhờ anh, em biết về Sài Gòn những ngày em chưa bao giờ có mặt.
Những ngày đất nước mới thống nhất, mẹ anh là cô giáo dạy tiếng Pháp và ba anh là người làm việc cho Pháp rồi Mỹ một thời gian dài, họ đã phải khổ sở thế nào để duy trì cuộc sống của cả gia đình. Những khó khăn, chật vật và buồn tủi khiến anh quyết định nghỉ học sớm, tự học đủ thứ rồi xin đi làm nhưng luôn rụt rè, mặc cảm thua những người mới lớn sau này đầy bằng cấp. Anh vẫn còn nguyên nếp ngày cũ, lễ phép vòng tay thưa gửi, vẫn gọi tên đường phố Sài Gòn bằng những cái tên em nghe lạ hoắc, và vẫn giữ thói quen nói toàn tiếng Pháp trong nhà...
Em dần dần bập bõm được vài từ tiếng Pháp để trả lời khi bị anh hòi. Em nhớ anh luôn sẵn sàng đợi em rất lâu để em có thể phát âm đúng một từ. “Nào, Vân đã bao giờ chịu thua cái gì đâu, đúng không?”, anh nheo mắt “khích” em trong khi em luôn vùng vằng, “em chịu thôi, giọng mũi này, em nhất định không làm được!”.
“Được mà! Mà thôi, nếu không được, mình đi chỗ này nhé, chắc dễ chịu hơn”. “Chỗ khác” ấy là nhà thờ đấy. Anh là con chiên ngoan đạo và có hát trong ca đoàn. Nhà thờ trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm đầy bóng cây là nơi anh hay đưa em đến nhất, hầu như mỗi chiều chủ nhật. “Vân nghe Cha giảng nhé, rồi sẽ thấy tĩnh lòng lại, chẳng còn gì quá khó khăn nữa đâu...”.
“Hãy đi, sẽ đến. Hãy tìm, sẽ gặp. Hãy gõ, cửa sẽ mờ ra cho”, đúng không?”. Anh hay nói thế bằng tiếng Pháp (và em thì vẫn chưa biết nói) mỗi khi em kể cho anh nghe những rắc rối, bế tắc trong công việc, ngay cả sau này, khi em đã chuyển sang công ty khác, có lúc anh còn dạy em máy tính qua điện thoại cả buổi.
Anh luôn như thế, lắng nghe và lặng lẽ động viên em, em đã nghĩ, sẽ như thế này mãi cũng được, cho đến một đêm Giáng sinh, cũng trong nhà thờ, anh nhìn em một lúc, ngập ngừng, và lần đầu tiên, anh xưng anh với em. “Nói cho anh biết đi, anh phải làm thế nào thì mới có được Vân?”. Em đã không thể nói gì vào lúc ấy...
Em cũng đã không biết nói gì nhiều hơn sau ngày ấy, chỉ loanh quanh rằng em quý anh lắm. Em đã không thể nói rằng em trẻ và hiếu thắng, có lẽ em còn muốn mình bị khuất phục bởi những ngọn núi cao hơn nữa, và em lại tham lam.
“Anh hiểu, chỉ một điều anh muốn nói thôi: Vân đừng bỏ học tiếng Pháp nhé, đi học ở Idecaf (Viện Trao đổi Văn hóa Pháp) cũng tốt mà, biết đâu sẽ có dịp sử dụng. Vả lại, Vân thích học mà, đúng không? Anh có thể không dạy được nhiều hơn nữa, nhưng Vân thì có thể học nhiều hơn nữa...”.
Thời gian làm phai mờ mọi thứ, nhưng đôi khi, ký ức lại là cái duy nhất không thể nhạt nhòa, mà chỉ được gói ghém cất đi đâu đó. Buổi chiều hôm trước, những dòng chữ tiếng Pháp, và chiều nay, từ câu chuyện khác, em chợt nhớ quá những ngày xa xưa, ở công viên giữa trung tâm Sài Gòn, anh đã dạy em tiếng Pháp. Tiếng Pháp, tưởng là chưa bao giờ có duyên, hóa ra rất dễ thương với em. Em đã không học tiếp như anh nói, nhưng biết đâu, em sẽ bắt đầu học một lúc nào đấy, chẳng có gì quá muộn mà...
Phải, chẳng có gì quá muộn, cũng như, đi qua những quãng đường dài, em đã hiểu mình hơn và biết mình cần gì và đôi khi hạnh phúc đến từ những nơi bình dị, không nhất thiết là một ngọn núi cao...
Cũng lạ nhỉ, lẽ ra phải có chứ, vì em đã nghe tiếng Pháp từ khi rất nhỏ cơ mà. Như mọi ngươi khác trong dòng lịch sử Việt Nam, ông ngoại em đã từng làm cho người Pháp, thân thiết, gắn bó. Gia đình của ông bà với 11 người con đã từng sống một thời gian dài tại một thuộc địa của Pháp. Mẹ em chào đời và có một thời ấu thơ tuyệt vời 8-9 năm trên một hòn đảo nói tiếng Pháp trước khi trở về quê hương theo tiếng gọi của lòng yêu nước.
Cuộc sống đã không như trong tưởng tượng, chất chồng những vất vả và cay đắng, nhưng em nhớ, đến cả khi em đã là cô bé con trong nhà, em vẫn hay được nghe những kỷ niệm của tuồi thơ êm đềm của mẹ và các dì. Câu chuyện về những đồi cát trắng mênh mông, về biển xanh ngắt rộng vô tận và những quả sim tím sẫm môi cười khanh khách của các cô bé ngày nào. Em nhớ những ngày mẹ và các dì gặp nhau, luôn luôn trong nhà là những bài hát tiếng Pháp, em không hiểu, chỉ cảm thấy êm mượt, dịu dàng nhưng hình như có cả nỗi buồn cứ tỏa ra từ ấy, như những vòng nước trên mặt hồ, cứ loang ra loang mãi...
Những từ tiếng Pháp đầu tiên em biết có khi là từ bà ngoại. Bà về nước, rồi lại đi, rồi lại trở về khi em đã là cô thiếu nữ. Bà nhanh nhẹn, hay cười vui, và hay nói nhiều từ em không hiểu, như khi bà nhờ em lấy khăn tắm hộ bà, hoặc khi bà hỏi chú lái xe của bố.. Em ngẩn người ra còn bà thì cười móm mém: “Tiếng Pháp đấy mà, hay con đi học đi cho biết”. Em cũng cười, cười trừ, vì biết chẳng bao giờ tiếng Pháp có thể thay thế tiếng Nga, niềm say mê của em. Em đã là một thế hệ khác hẳn mẹ, bà chưa biết đấy thôi, em học tiếng Nga, hát những bài hát vui tươi, hào hùng, em tham gia hăng hái hoạt động Đội Thiếu niên, Đoàn Thanh niên, nhiệt huyết, hồn nhiên và mạnh mẽ...
Tiếng Pháp rõ ràng không có chỗ tồn tại trong em nữa. Em lớn hơn nữa, thời cuộc cũng nhiều thay đổi, tiếng Nga trở nên kém quan trọng hẳn so với tiếng Anh. Em tốt nghiệp một trường đại học sau năm năm toàn những giờ tiếng Anh dài và cạnh tranh căng thẳng, đủ để em hiểu tiếng Anh mới là cần thiết cho tương lai của em này. Rồi em cũng đi làm, công việc mỗi ngày chỉ đơn giản là cần mẫn dịch những bài báo, tài liệu hoặc những bản báo cáo từ tiếng Việt sang tiếng Anh hoặc ngược lại, hết ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác.
Sẽ cứ là những ngày bình yên như thế nếu không có một buổi sáng, em chợt giật mình khi nghe người đồng nghiệp ngồi cạnh nói nhỏ “Merci” khi em nhặt hộ anh ấy cái bút chì vừa rơi xuống. Có thể cũng không có gì vì chúng ta vẫn có dễ dàng buột miệng nói mỗi ngày hàng tá những câu chữ nước ngoài cho dù chúng ta không học hay không biết rõ những từ ngữ ấy. Nhưng em cảm thấy, có thể chỉ xuất phát từ những gì thật sâu xa trong ký ức, người đồng nghiệp bật ra chữ ấy từ một phản xạ tự nhiên và bằng ngữ điệu, cách nói y như... em đã từng nghe từ rất lâu rồi, thời còn là cô bé.
Anh đồng nghiệp lúng túng sửa lại, “à, cảm ơn Vân...”. “Không, có gì đâu anh, em cũng hiểu mà”, em mỉm cười, còn định khoe luôn là em đã từng nghe nhiều hơn thế nhưng giờ chẳng nhớ gì nữa. Em bắt đầu cảm thấy tò mò chút chút về anh, sao anh lại nói tiếng Pháp một cách tự nhiên như thế nhỉ. Và lúc ấy em đã không biết rồi em sẽ mãi không hết ngạc nhiên về anh.
Ví dụ như anh chưa bao giờ gọi em, xưng anh với em, khi nào cũng là tên anh với tên em, cho dù anh đủ lớn hơn em nhiều để em đương nhiên phải gọi bằng anh. “Sao thế ạ? Anh làm thế em ngại quá”, em nói vậy thì anh bảo không không sao mà. Ví dụ như anh bình thường rất lặng lẽ và khiêm nhường, ít nói nhưng khi em buồn linh tinh hay tủi thân vì bị sếp mắng thì anh vờ như đi ngang qua chỗ em ngồi, thả xuống một tờ giấy viết hay vẽ cái gì đấy rất hài hước không thể tưởng tượng là anh viết, làm em không nhịn được cười, quên biến đi là mình đang buồn.
Em không nhớ tại em đòi anh dạy hay tại anh rủ em học, mà thế nào đó em trở thành học trò tiếng Pháp của anh. Những buổi chiều, sau giờ tan tầm, có hai người ngồi vắt vẻo trên hai xe máy, ngắm trời đất, nghe tiếng chuông lễ nhà thờ và học tiếng Pháp. Quyển sách của những em bé, chắc là sách của anh ngày xưa, và em ê a học những từ rất dễ thương như con ếch, con mèo, một, hai ba... gì gì đấy. Anh chăm chú sửa cho em phát âm từng chữ trong khi em cứ nhấp nhổm, “trời tối rồi anh ạ, nghỉ thôi”. Bao giờ sau đó, anh cũng đưa em đi ăn ở toàn những chỗ em chưa bao giờ biết. Hóa ra Sài Gòn rộng lớn hơn nhiều so với em tưởng và nhờ anh, em biết về Sài Gòn những ngày em chưa bao giờ có mặt.
Những ngày đất nước mới thống nhất, mẹ anh là cô giáo dạy tiếng Pháp và ba anh là người làm việc cho Pháp rồi Mỹ một thời gian dài, họ đã phải khổ sở thế nào để duy trì cuộc sống của cả gia đình. Những khó khăn, chật vật và buồn tủi khiến anh quyết định nghỉ học sớm, tự học đủ thứ rồi xin đi làm nhưng luôn rụt rè, mặc cảm thua những người mới lớn sau này đầy bằng cấp. Anh vẫn còn nguyên nếp ngày cũ, lễ phép vòng tay thưa gửi, vẫn gọi tên đường phố Sài Gòn bằng những cái tên em nghe lạ hoắc, và vẫn giữ thói quen nói toàn tiếng Pháp trong nhà...
Em dần dần bập bõm được vài từ tiếng Pháp để trả lời khi bị anh hòi. Em nhớ anh luôn sẵn sàng đợi em rất lâu để em có thể phát âm đúng một từ. “Nào, Vân đã bao giờ chịu thua cái gì đâu, đúng không?”, anh nheo mắt “khích” em trong khi em luôn vùng vằng, “em chịu thôi, giọng mũi này, em nhất định không làm được!”.
“Được mà! Mà thôi, nếu không được, mình đi chỗ này nhé, chắc dễ chịu hơn”. “Chỗ khác” ấy là nhà thờ đấy. Anh là con chiên ngoan đạo và có hát trong ca đoàn. Nhà thờ trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm đầy bóng cây là nơi anh hay đưa em đến nhất, hầu như mỗi chiều chủ nhật. “Vân nghe Cha giảng nhé, rồi sẽ thấy tĩnh lòng lại, chẳng còn gì quá khó khăn nữa đâu...”.
“Hãy đi, sẽ đến. Hãy tìm, sẽ gặp. Hãy gõ, cửa sẽ mờ ra cho”, đúng không?”. Anh hay nói thế bằng tiếng Pháp (và em thì vẫn chưa biết nói) mỗi khi em kể cho anh nghe những rắc rối, bế tắc trong công việc, ngay cả sau này, khi em đã chuyển sang công ty khác, có lúc anh còn dạy em máy tính qua điện thoại cả buổi.
Anh luôn như thế, lắng nghe và lặng lẽ động viên em, em đã nghĩ, sẽ như thế này mãi cũng được, cho đến một đêm Giáng sinh, cũng trong nhà thờ, anh nhìn em một lúc, ngập ngừng, và lần đầu tiên, anh xưng anh với em. “Nói cho anh biết đi, anh phải làm thế nào thì mới có được Vân?”. Em đã không thể nói gì vào lúc ấy...
Em cũng đã không biết nói gì nhiều hơn sau ngày ấy, chỉ loanh quanh rằng em quý anh lắm. Em đã không thể nói rằng em trẻ và hiếu thắng, có lẽ em còn muốn mình bị khuất phục bởi những ngọn núi cao hơn nữa, và em lại tham lam.
“Anh hiểu, chỉ một điều anh muốn nói thôi: Vân đừng bỏ học tiếng Pháp nhé, đi học ở Idecaf (Viện Trao đổi Văn hóa Pháp) cũng tốt mà, biết đâu sẽ có dịp sử dụng. Vả lại, Vân thích học mà, đúng không? Anh có thể không dạy được nhiều hơn nữa, nhưng Vân thì có thể học nhiều hơn nữa...”.
Thời gian làm phai mờ mọi thứ, nhưng đôi khi, ký ức lại là cái duy nhất không thể nhạt nhòa, mà chỉ được gói ghém cất đi đâu đó. Buổi chiều hôm trước, những dòng chữ tiếng Pháp, và chiều nay, từ câu chuyện khác, em chợt nhớ quá những ngày xa xưa, ở công viên giữa trung tâm Sài Gòn, anh đã dạy em tiếng Pháp. Tiếng Pháp, tưởng là chưa bao giờ có duyên, hóa ra rất dễ thương với em. Em đã không học tiếp như anh nói, nhưng biết đâu, em sẽ bắt đầu học một lúc nào đấy, chẳng có gì quá muộn mà...
Phải, chẳng có gì quá muộn, cũng như, đi qua những quãng đường dài, em đã hiểu mình hơn và biết mình cần gì và đôi khi hạnh phúc đến từ những nơi bình dị, không nhất thiết là một ngọn núi cao...