Báo Sông Hương
L.G.T:
Chúng tôi xin giới thiệu sau đây bài Quan Nghị Gật - một bài văn xuôi trào
phúng của Hàn Mặc Tử, viết cách đây hơn nửa thế kỷ, và ký bằng một bút hiệu mà
các bạn quen của Tử khó ngờ: Trật Sên.
Bài này
được in trong tập Nắng Xuân - "sách chơi xuân
năm Đinh Sửu" 1937, do Nguyễn Trọng Trí - Avenue Khải Định
Qui Nhơn xuất bản. Trí là tên của Tử. Nhận biết tôi đang làm Tuyển cho Hàn Mạc
Tử, chị Mai Đình người bạn lớn của Tử đã đưa cho tôi tập này, nói là của chị
Hoàng Cúc gửi. Cúc là người con gái Huế mà năm ấy Tử đã tặng bài thơ "Sao
em không về chơi thôn Vỹ" in lần đầu tiên trong Nắng
Xuân. Xiết bao cảm động cho tôi khi sau 50 năm nhìn lại tập Nắng
Xuân này - không thể ngờ được là qua bao thời gian binh lửa, người
ta vẫn có thể giữ được một xấp giấy mỏng manh như vậy! Chị Cúc dặn "Tôi
nay già rồi, chỉ còn chút kỷ niệm đó các anh đừng làm mất".
Ngoài ra, tập Nắng Xuân còn cho tôi nhiều cảm động khác. Đọc lại những bài của Trọng Minh, của Tịnh Nhơn tức Nguyễn Minh Vỹ, linh hồn của các nhóm thơ Bình Định - Qui Nhơn hồi ấy.... Phần tôi, cũng tìm lại một tên mình mà tôi đã quên mất, Nắng Xuân in một bài thơ của thi sĩ Chàm - Tặng Chế Bồng Hoan. Đó là tên Tử đặt cho tôi, và chính Tử cũng là người trên báo Tràng An (của anh Hoài Thanh) giới thiệu Điêu Tàn.
…Phải ngươi chăng, đồi cao đang hoảng hốt
Bọc trăng vàng trong áo ngủ quên đi
Để hoàng hôn loang loáng đốt oai nghi
Bao dấu vết thời xưa còn ủ dột
Phải ngươi chăng, thi sĩ của dân Chiêm
Người lắng nghe lắng nghe trong đáy giếng
Tiếng vàng rơi chìm lỉm xuống hư vô v.v...
Thôi, chuyện này hãy để một dịp khác. Giờ ta xin cảm ơn chị Mai Đình, cảm ơn chị Hoàng Cúc, cảm ơn một người cháu gái của Tử đã chịu mang đến cho tôi tập sách này. Nhờ các chị mà bây giờ chúng ta khám phá ra một khía cạnh khác không ngờ của Tử.
CHẾ LAN VIÊN
Huế, 25-12-86
Quan Nghị… Gật
TRẬT SÊN
Nói cho có trời, có đất, từ khi đắc cử "nhân dân đại biểu" đến nay, quan nghị Gật nhà ta đã làm cho bà con thành phố hể hả lắm rồi!
Ai đã hân hạnh được hầu chuyện với ngài, mà không tấm tắc và nức nở. Ấy chả phải nức nở... khóc quan nghị vì quan nghị đã dám hy sinh một phần gia tài để làm việc cho dân, cho nước. Trái lại, người ta nức nở khen ngài, vì ngài là một nhân vật phi thường, có một cái công nghiệp và một sự nghiệp vĩ đại nhứt trần ai!
Người ta hâm mộ ngài lắm, hâm mộ cũng như cái kiểu bọn trẻ viết văn chúng tôi hâm mộ một cô nữ sĩ đẹp!
Bọn chúng tôi làm ăn ở phương xa ngày tết về tỉnh nhà, nghe thiên hạ tán dương quan nghị, lẽ nào không sốt ruột. Thế là thằng Tự, thằng Nhuận, thằng Miên và thằng… tôi đồng quyết định làm một việc, có lẽ cũng phi thường lắm, là sớm mồng một đến xông đất nhà quan nghị Gật.
***
Sang trọng trong bộ áo gấm mới tinh khôi, quan nghị đã trang điểm như một viên hậu bổ.
Ngài vừa nom thấy chiếc ô tô lịch sự phanh cái rột, trước thềm nhà, ngài đã vồn vã, chào hỏi cuống cuồng như người mất... trí. Các bạn tôi trông thấy cử chỉ vui vẻ của quan nghị cũng vững lòng bắt chước vui vẻ, và cười sặc sụa như người say... Thật là tử tế và thân mật quá. Có điều chúng tôi cũng như quan nghị, chưa hề quen biết nhau bao giờ.
Những lời chúc tụng năm mới có vẻ ngon lành làm sao, đã từ cửa miệng người nầy, người nọ, người kia, vọt ra, trào ra một loạt với bọt rượu sâm banh.
Quan khách ngồi yên. Bấy giờ hai bên mới thấy ngượng.. Nhưng cái thằng quỉ quái tinh ranh nhứt trong bọn chúng tôi là thằng Tự đã nói bô bô lên rằng:
- Bọn làm báo trong Nam chúng tôi thật đã hân hạnh được tiếp chuyện với quan nghị... Trong thiên hạ nầy, còn ai không biết danh quan?
Quan nghị Gật bỗng như được vàng, đứng phắt dậy, chìa cả hai tay một loạt để "bủa rua" chúng tôi lần nữa. Ngài luôn mồm nói:
- Thật là may mắn, thật là may mắn, quí ông là nhà báo. Rồi ngài hất hàm thả một câu rất tự hào:
- Thế là chúng ta có tình đồng nghiệp đấy, quí ông ạ!
Thằng Miên vội ưỡn ngực ra nói:
- Ồ, thế thì phúc bảy mươi đời cho bọn chúng tôi lắm.
Chủ và khách phá lên cười. Chợt thằng Nhuận hỏi:
- Chúng tôi muốn biết tên tuổi tờ báo của quan nghị chủ trương.
Đánh thót một cái, quan nghị cũng khôi hài đặc biệt.
- Hiện tôi đang thụ thai... và chưa đẻ nó ra ông ạ. Tôi mới có nghĩ... thôi.
- À, ra thế!...
Cố nuốt lốn những tiếng cười trong cuống họng, thằng Nhuận lại hỏi nữa:
- Thế thì quan cho chúng tôi biết rõ chương trình mở báo.
Quan nghị thong thả, thấm giọng bằng một cốc pernod rồi ung dung đáp:
- Chương trình mở báo ấy à? To tát lắm! lớn lao lắm! Nhưng tôi giao cả cho ông chủ tiệm giày Việt Hưng, một nhà thực nghiệp trông nom hộ.
Thằng Nhuận bỗng rú lên:
- Có phải thằng ranh Lê bù Đặc không nhỉ? Hắn thì "nước mẹ" gì... hắn thì làm báo thế nào được.
Trước cái tưng hửng của ông chủ nhà, thằng Nhuận vẫn còn trợn trạc nói một cách thẳng thắn:
- Thật là chửi cả nghề làm báo. Ôi! nhục nhã. Ôi! khốn nạn!
Thằng Miên ồ một tiếng rất buồn cười quan nghị đến ngơ ngác!
- Thế nghĩa làm sao?
- Làm báo phải học nghề đấy quan nghị ạ!
- Học nghề?
- Chứ lại!
Thằng Miên còn đang tự đắc, quan nghị lại hỏi dồn:
- Thật thế à? Sao tôi thấy Nguyễn Háo Danh bán bánh mì lạp xưởng ở đây độ nọ cũng ra một tờ đại nhựt báo?
Thằng Miên không giữ nổi một tiếng thở dài:
- Ấy mới chửi cả nghề viết báo, nào có ai thèm coi hắn ra gì đâu.
Rồi cả bọn chúng tôi đồng kết luận câu chuyện báo:
- Quan nghị nên chủ trương lấy tờ báo mới phải, và thế mới danh giá chứ!
Quan nghị cười ằng ặc và híp mắt lại.
Lúc này ma men đã nhập vào thể phách quan nghị, nên ngài ăn nói có vẻ hùng hồn hoạt bát lạ. Chúng tôi cứ tưởng ngài đương cãi cọ hăng tiết những vấn đề dân sinh quốc kế giữa ban hội đồng ở viện Dân Biểu.
Ngài kéo chúng tôi đi từ chuyện nhà ra chuyện cửa, khiến chúng tôi ngợp quá và phục lăn ngài như sét đánh.
Được nước, ngài kể cho chúng tôi nghe chuyện ngài về Huế xem Hội chợ và dự hội đồng thường niên ở Viện.
Thoạt ngài kể:
- "Vui lắm quý ông à! Tôi đi xem hội chợ kỳ này biết được nhiều cái đặc sắc lắm, đại khái như thấy quý bà và quý cô trong lúc giời mưa đường sá bùn lầy phải xắn ống quần lên tới... đầu gối, lội nước da trắng hếu trông dễ thương quá"...
Thằng Tự tặc lưỡi đến một cái rõ kêu, thằng Nhuận ưỡn ngực ra như chực xô xát, thằng Miên thì "ồ" một tiếng rõ dài. Còn tôi thì lại có vẻ mơ mộng hơn, tôi nhớ sực lại câu thơ của thi sĩ Hàn Mặc Tử ở trong tập "Gái quê":
Ống quần vo xăn lên đầu gối
Da thịt, trời ơi! trắng rợn mình
Cả bọn chúng tôi đồng khen nức nở:
- Quan nghị làm thơ đấy mà không biết. Tả chân đến thế còn gì thân tình bằng.
Cao hứng quan nghị lại kể đến câu chuyện... mà ngài cho là đại quan hệ cần phải nói để "cảm phục" bọn tôi:
- Thật là rầy rà quá quý ông ạ! Từ khi dự hội đồng về, ngày nào bọn dân cũng đến nhà tôi quấy nhiễu mất cả giấc ngủ trưa. Chúng đem nào gà vịt, rượu nếp, đến cả cái món "hẩu" ấy nữa biếu tôi, để tạ ơn tôi đã binh vực họ giữa nghị trường. Thật là rầy rà. Nói của đáng tội nếu ở giữa viện tôi không đem bầu nhiệt huyết ra..., cực lực phản đối vấn đề nầy, vấn đề nọ và đổ tội riết cho nạn kinh tế khủng hoảng do đồng phật lăng (franc) gây nên thì liệu ngày nay dân sự đã được an cư lạc nghiệp(!)
Bọn chúng tôi sung sướng quá đến ôm bụng cười như nôn mửa:
- Quí ông nghĩ xem, thành phố ta đây to lớn nhứt, thế thì cần gì phải mở mang nữa. Tôi đã nghĩ kỹ và nhất định không thỉnh cầu về vấn đề ấy, cốt làm lợi cho ngân sách chánh phủ.
- Thế thì quan nghị "ái quốc" đến tột bực rồi!.
Thằng Tự hất hàm hỏi Miên:
- Thế sao triều đình Huế không ân thưởng hàm phẩm cho quan nghị nhỉ?
Miên chưa kịp đáp, quan nghị đã cướp lời:
- Sao lại không! Hoàng thượng đã sắc phong cho tôi hàm "cửu phẩm văn giai" độ tôi vứt ra 4 nghìn bạc quyên cho dân bị lụt miền Bắc.
Thật là "rộn ràng chi chức".
Thoạt quan nghị như mới nhớ được việc gì thích thú lắm, nói to lên:
- À này, quí ông ạ, tôi quên nói cho quí ông biết cái nầy nhá, quí ông đừng lấy làm điều nhá.
Chúng tôi đồng trả lời:
- Không dám, không dám!
- Tôi quên cho quí ông biết là giữa nghị trường tôi đã được cái hân hạnh lớn bắt tay Đức Đại Nam hoàng đế.
Quan nghị dằn từng tiếng một, mặt ngài đỏ dậy lên, sướng vì danh giá hơn là vì thấm rượu.
Bốn đứa chúng tôi đều đánh thót một cái và đồng buột miệng hoan hô:
- Thật là phúc bảy mươi đời cho quan lớn nghị nhà ta.
Rồi cả bốn đứa cùng đứng dậy:
Quan nghị vạn vạn tuếỊ
Những tiếng "tung hô" cãi lẫn với tiếng cười, tiếng cốc sâm banh chạm nhau, tiếng pháo nổ, nẩy thành một thứ âm nhạc vô cùng... náo nhiệt!...
Đang lúc say máu ngà, quan nghị tuôn văn chương ra... như cái máy hát. Chúng tôi chỉ đực mặt ra mà nghe, mà cười, mà vỗ tay... Một lúc sau, quan nghị lần bàn viết kéo hộc tủ lấy một tấm hình lớn đưa cho chúng tôi xem. Ngài nói:
- Đấy, quí ông xem cho biết mặt các quan nghị chụp trong lúc hội đồng khai mạc.
Chợt thằng Tự hỏi:
- Quan nghị nhà ta ngồi chỗ nào nhỉ, sao chúng mình không thấy?
Thằng Nhuận bỗng dí ngón tay vào tấm hình và cười ré lên:
- Này, này lại quan nghị nào ngủ gật trên bàn...
Mấy con mắt tò mò cùng "tập trung" lại chỗ ngón tay trỏ của thằng Nhuận: một ông Nghị cúi mặt xuống hình như đương gật gà gật gưởng...
Quan nghị cười và bảo:
- Tôi đấy chớ còn ai nữa...
Cả bọn nín cười như chết.
Thằng Tự lại xỏ lá:
- Quan đấy à! Có lẽ quan đang cúi đầu nghĩ câu giả nhời cho Đức Kim Thượng?
Quan nghị cười ha hả, rồi nói một thôi dài:
- Phải, phải, ông nói nhằm quá, sao ông đoán biết? À, ra ông này giỏi về tâm lý học. Chính tôi đang nghĩ những luận điệu cứng cát để chỉ trích vấn đề tiền tệ, phá giá đồng phật lăng, và yêu cầu tăng thuế thân, thuế sanh ý, và triệu tập một hội nghị bất thường để quan sát, không, để khảo cứu những câu ca dao lẳng lơ ở miền thôn giả...
Cả bọn chúng tôi đều vỗ tay hoan nghinh nhiệt liệt...
Quan nghị vạn vạn tuế!
Cả bọn chúng tôi rất cảm động(!) vì trước mặt chúng tôi không phải là một quan nghị tầm thường: ngài là một bực vĩ nhân có nhiều thủ đoạn anh hùng đã biết binh vực lợi quyền cho dân cho nước một cách tận tâm, tận lực...
Chúng tôi bỗng sinh ra lòng kính phục và biết ân.
Thằng Miên đứng dậy vái:
- Bẩm quan nghị, chúng tôi muốn phỏng vấn ngài để được biết tiểu sử một bực cái thế nghị viên. Ngài thật đáng cho quốc dân thờ phụng, và chúng tôi cứ nghĩ tiểu sử ngài còn vẻ vang gấp mấy Hoover, Mussolini và Hitler nữa.
Quan nghị gật hấp tấp nói:
- Phải, phải, đời tôi thật là ly kỳ. Ly kỳ hơn Hitler từ địa vị thợ sơn nhảy lên nắm chánh quyền nước Đức và Hoover từ địa vị bán báo tới lúc ngồi ghế tổng thống.
Quan nghị ngài nói một cách thông thạo, tỏ ra người có học vấn uyên thâm, khiến chúng tôi sợ đến chết khiếp.
Rồi quan nghị nói luôn:
Chẳng nói dấu chi quí ông, tôi xuất thân cũng hàn vi, cũng bần tiện như các bực vĩ nhân thế giới. Thoạt đầu, tôi quét chợ ở tỉnh này, rồi tôi làm thợ nề quét vôi... và nhờ tôi khôn khéo lắm, biết cách làm đầy tớ các nhà tư bản, biết chìu chuộng các "quan thầy" nên chẳng bao lâu, tôi đã nghiễm nhiên là một viên thầu khoán giàu nhứt tỉnh, có vô số tòa ngang dẫy dọc... và quí ông cũng biết chán cái chức nghị viên thành phố còn lọt vào tay ai nữa chớ.
Chúng tôi lại tán thành, lại hoan hô: Quan nghị vạn vạn tuế!
Bỗng quan nghị ra dáng tức tối:
- Thế mà cái thằng đểu Nguyễn Văn Khờ, hắn ganh tỵ tôi mới chết chứ! Hắn cũng là cựu hội đồng thành phố, trong khi ra tranh cử với tôi, hắn thất bại rồi đâm ra nói xấu tôi... Này, này quí ông xem, hắn có đẹp mặt gì với thiên hạ đâu, hắn là thằng bồi... xuất thân đấy quí ông à!
Chúng tôi chỉ biết gật đầu và rót thêm rượu vào cốc để uống, để nghe và để kéo thì giờ.
Quan nghị Gật ngài đã say quá rồi mà còn nói mãi.
Thằng Miên chợt hỏi:
- Thế chắc với sự nghiệp to tát, với công danh lớn lao nầy, hẳn quan nghị sung sướng và mãn nguyện lắm?
Quan nghị bỗng lắc đầu:
- Không, không, tôi khổ lắm!
Thằng Nhuận ra dáng thương hại:
- À, mà này, bà lớn nghị đâu nhỉ? Quan nghị nói với cái giọng buồn buồn:
- Hắn bỏ tôi đi lấy người khác rồi.
Thằng Miên đứng phắt dậy, ưỡn ngực ra, dõng dạc nói:
- Thưa ngài, ngài là một người chồng mọc sừng.
Trời ơi! khốn nạn! nếu quan nghị Gật hiểu rõ cái danh từ điêu trá của Vũ Trọng Phụng, thì chúng tôi ắt phải một phen trắng máu mặt và mua lấy cái tên ba đồng trinh...
Nhưng may quá, quan nghị Gật ngài ngây thơ như một cô gái đồng trinh, đưa hai tay lên sờ đầu rồi cười:
- Không, tôi đâu có mọc sừng... Chúng tôi nháy nhau cùng đứng dậy từ tạ. Quan nghị liền vội vã tiễn gót chúng tôi với 4 điếu xì gà to bằng ngón chân cái...
T.S.
(SH25/6-87)
Ngoài ra, tập Nắng Xuân còn cho tôi nhiều cảm động khác. Đọc lại những bài của Trọng Minh, của Tịnh Nhơn tức Nguyễn Minh Vỹ, linh hồn của các nhóm thơ Bình Định - Qui Nhơn hồi ấy.... Phần tôi, cũng tìm lại một tên mình mà tôi đã quên mất, Nắng Xuân in một bài thơ của thi sĩ Chàm - Tặng Chế Bồng Hoan. Đó là tên Tử đặt cho tôi, và chính Tử cũng là người trên báo Tràng An (của anh Hoài Thanh) giới thiệu Điêu Tàn.
…Phải ngươi chăng, đồi cao đang hoảng hốt
Bọc trăng vàng trong áo ngủ quên đi
Để hoàng hôn loang loáng đốt oai nghi
Bao dấu vết thời xưa còn ủ dột
Phải ngươi chăng, thi sĩ của dân Chiêm
Người lắng nghe lắng nghe trong đáy giếng
Tiếng vàng rơi chìm lỉm xuống hư vô v.v...
Thôi, chuyện này hãy để một dịp khác. Giờ ta xin cảm ơn chị Mai Đình, cảm ơn chị Hoàng Cúc, cảm ơn một người cháu gái của Tử đã chịu mang đến cho tôi tập sách này. Nhờ các chị mà bây giờ chúng ta khám phá ra một khía cạnh khác không ngờ của Tử.
CHẾ LAN VIÊN
Huế, 25-12-86
Quan Nghị… Gật
TRẬT SÊN
Nói cho có trời, có đất, từ khi đắc cử "nhân dân đại biểu" đến nay, quan nghị Gật nhà ta đã làm cho bà con thành phố hể hả lắm rồi!
Ai đã hân hạnh được hầu chuyện với ngài, mà không tấm tắc và nức nở. Ấy chả phải nức nở... khóc quan nghị vì quan nghị đã dám hy sinh một phần gia tài để làm việc cho dân, cho nước. Trái lại, người ta nức nở khen ngài, vì ngài là một nhân vật phi thường, có một cái công nghiệp và một sự nghiệp vĩ đại nhứt trần ai!
Người ta hâm mộ ngài lắm, hâm mộ cũng như cái kiểu bọn trẻ viết văn chúng tôi hâm mộ một cô nữ sĩ đẹp!
Bọn chúng tôi làm ăn ở phương xa ngày tết về tỉnh nhà, nghe thiên hạ tán dương quan nghị, lẽ nào không sốt ruột. Thế là thằng Tự, thằng Nhuận, thằng Miên và thằng… tôi đồng quyết định làm một việc, có lẽ cũng phi thường lắm, là sớm mồng một đến xông đất nhà quan nghị Gật.
***
Sang trọng trong bộ áo gấm mới tinh khôi, quan nghị đã trang điểm như một viên hậu bổ.
Ngài vừa nom thấy chiếc ô tô lịch sự phanh cái rột, trước thềm nhà, ngài đã vồn vã, chào hỏi cuống cuồng như người mất... trí. Các bạn tôi trông thấy cử chỉ vui vẻ của quan nghị cũng vững lòng bắt chước vui vẻ, và cười sặc sụa như người say... Thật là tử tế và thân mật quá. Có điều chúng tôi cũng như quan nghị, chưa hề quen biết nhau bao giờ.
Những lời chúc tụng năm mới có vẻ ngon lành làm sao, đã từ cửa miệng người nầy, người nọ, người kia, vọt ra, trào ra một loạt với bọt rượu sâm banh.
Quan khách ngồi yên. Bấy giờ hai bên mới thấy ngượng.. Nhưng cái thằng quỉ quái tinh ranh nhứt trong bọn chúng tôi là thằng Tự đã nói bô bô lên rằng:
- Bọn làm báo trong Nam chúng tôi thật đã hân hạnh được tiếp chuyện với quan nghị... Trong thiên hạ nầy, còn ai không biết danh quan?
Quan nghị Gật bỗng như được vàng, đứng phắt dậy, chìa cả hai tay một loạt để "bủa rua" chúng tôi lần nữa. Ngài luôn mồm nói:
- Thật là may mắn, thật là may mắn, quí ông là nhà báo. Rồi ngài hất hàm thả một câu rất tự hào:
- Thế là chúng ta có tình đồng nghiệp đấy, quí ông ạ!
Thằng Miên vội ưỡn ngực ra nói:
- Ồ, thế thì phúc bảy mươi đời cho bọn chúng tôi lắm.
Chủ và khách phá lên cười. Chợt thằng Nhuận hỏi:
- Chúng tôi muốn biết tên tuổi tờ báo của quan nghị chủ trương.
Đánh thót một cái, quan nghị cũng khôi hài đặc biệt.
- Hiện tôi đang thụ thai... và chưa đẻ nó ra ông ạ. Tôi mới có nghĩ... thôi.
- À, ra thế!...
Cố nuốt lốn những tiếng cười trong cuống họng, thằng Nhuận lại hỏi nữa:
- Thế thì quan cho chúng tôi biết rõ chương trình mở báo.
Quan nghị thong thả, thấm giọng bằng một cốc pernod rồi ung dung đáp:
- Chương trình mở báo ấy à? To tát lắm! lớn lao lắm! Nhưng tôi giao cả cho ông chủ tiệm giày Việt Hưng, một nhà thực nghiệp trông nom hộ.
Thằng Nhuận bỗng rú lên:
- Có phải thằng ranh Lê bù Đặc không nhỉ? Hắn thì "nước mẹ" gì... hắn thì làm báo thế nào được.
Trước cái tưng hửng của ông chủ nhà, thằng Nhuận vẫn còn trợn trạc nói một cách thẳng thắn:
- Thật là chửi cả nghề làm báo. Ôi! nhục nhã. Ôi! khốn nạn!
Thằng Miên ồ một tiếng rất buồn cười quan nghị đến ngơ ngác!
- Thế nghĩa làm sao?
- Làm báo phải học nghề đấy quan nghị ạ!
- Học nghề?
- Chứ lại!
Thằng Miên còn đang tự đắc, quan nghị lại hỏi dồn:
- Thật thế à? Sao tôi thấy Nguyễn Háo Danh bán bánh mì lạp xưởng ở đây độ nọ cũng ra một tờ đại nhựt báo?
Thằng Miên không giữ nổi một tiếng thở dài:
- Ấy mới chửi cả nghề viết báo, nào có ai thèm coi hắn ra gì đâu.
Rồi cả bọn chúng tôi đồng kết luận câu chuyện báo:
- Quan nghị nên chủ trương lấy tờ báo mới phải, và thế mới danh giá chứ!
Quan nghị cười ằng ặc và híp mắt lại.
Lúc này ma men đã nhập vào thể phách quan nghị, nên ngài ăn nói có vẻ hùng hồn hoạt bát lạ. Chúng tôi cứ tưởng ngài đương cãi cọ hăng tiết những vấn đề dân sinh quốc kế giữa ban hội đồng ở viện Dân Biểu.
Ngài kéo chúng tôi đi từ chuyện nhà ra chuyện cửa, khiến chúng tôi ngợp quá và phục lăn ngài như sét đánh.
Được nước, ngài kể cho chúng tôi nghe chuyện ngài về Huế xem Hội chợ và dự hội đồng thường niên ở Viện.
Thoạt ngài kể:
- "Vui lắm quý ông à! Tôi đi xem hội chợ kỳ này biết được nhiều cái đặc sắc lắm, đại khái như thấy quý bà và quý cô trong lúc giời mưa đường sá bùn lầy phải xắn ống quần lên tới... đầu gối, lội nước da trắng hếu trông dễ thương quá"...
Thằng Tự tặc lưỡi đến một cái rõ kêu, thằng Nhuận ưỡn ngực ra như chực xô xát, thằng Miên thì "ồ" một tiếng rõ dài. Còn tôi thì lại có vẻ mơ mộng hơn, tôi nhớ sực lại câu thơ của thi sĩ Hàn Mặc Tử ở trong tập "Gái quê":
Ống quần vo xăn lên đầu gối
Da thịt, trời ơi! trắng rợn mình
Cả bọn chúng tôi đồng khen nức nở:
- Quan nghị làm thơ đấy mà không biết. Tả chân đến thế còn gì thân tình bằng.
Cao hứng quan nghị lại kể đến câu chuyện... mà ngài cho là đại quan hệ cần phải nói để "cảm phục" bọn tôi:
- Thật là rầy rà quá quý ông ạ! Từ khi dự hội đồng về, ngày nào bọn dân cũng đến nhà tôi quấy nhiễu mất cả giấc ngủ trưa. Chúng đem nào gà vịt, rượu nếp, đến cả cái món "hẩu" ấy nữa biếu tôi, để tạ ơn tôi đã binh vực họ giữa nghị trường. Thật là rầy rà. Nói của đáng tội nếu ở giữa viện tôi không đem bầu nhiệt huyết ra..., cực lực phản đối vấn đề nầy, vấn đề nọ và đổ tội riết cho nạn kinh tế khủng hoảng do đồng phật lăng (franc) gây nên thì liệu ngày nay dân sự đã được an cư lạc nghiệp(!)
Bọn chúng tôi sung sướng quá đến ôm bụng cười như nôn mửa:
- Quí ông nghĩ xem, thành phố ta đây to lớn nhứt, thế thì cần gì phải mở mang nữa. Tôi đã nghĩ kỹ và nhất định không thỉnh cầu về vấn đề ấy, cốt làm lợi cho ngân sách chánh phủ.
- Thế thì quan nghị "ái quốc" đến tột bực rồi!.
Thằng Tự hất hàm hỏi Miên:
- Thế sao triều đình Huế không ân thưởng hàm phẩm cho quan nghị nhỉ?
Miên chưa kịp đáp, quan nghị đã cướp lời:
- Sao lại không! Hoàng thượng đã sắc phong cho tôi hàm "cửu phẩm văn giai" độ tôi vứt ra 4 nghìn bạc quyên cho dân bị lụt miền Bắc.
Thật là "rộn ràng chi chức".
Thoạt quan nghị như mới nhớ được việc gì thích thú lắm, nói to lên:
- À này, quí ông ạ, tôi quên nói cho quí ông biết cái nầy nhá, quí ông đừng lấy làm điều nhá.
Chúng tôi đồng trả lời:
- Không dám, không dám!
- Tôi quên cho quí ông biết là giữa nghị trường tôi đã được cái hân hạnh lớn bắt tay Đức Đại Nam hoàng đế.
Quan nghị dằn từng tiếng một, mặt ngài đỏ dậy lên, sướng vì danh giá hơn là vì thấm rượu.
Bốn đứa chúng tôi đều đánh thót một cái và đồng buột miệng hoan hô:
- Thật là phúc bảy mươi đời cho quan lớn nghị nhà ta.
Rồi cả bốn đứa cùng đứng dậy:
Quan nghị vạn vạn tuếỊ
Những tiếng "tung hô" cãi lẫn với tiếng cười, tiếng cốc sâm banh chạm nhau, tiếng pháo nổ, nẩy thành một thứ âm nhạc vô cùng... náo nhiệt!...
Đang lúc say máu ngà, quan nghị tuôn văn chương ra... như cái máy hát. Chúng tôi chỉ đực mặt ra mà nghe, mà cười, mà vỗ tay... Một lúc sau, quan nghị lần bàn viết kéo hộc tủ lấy một tấm hình lớn đưa cho chúng tôi xem. Ngài nói:
- Đấy, quí ông xem cho biết mặt các quan nghị chụp trong lúc hội đồng khai mạc.
Chợt thằng Tự hỏi:
- Quan nghị nhà ta ngồi chỗ nào nhỉ, sao chúng mình không thấy?
Thằng Nhuận bỗng dí ngón tay vào tấm hình và cười ré lên:
- Này, này lại quan nghị nào ngủ gật trên bàn...
Mấy con mắt tò mò cùng "tập trung" lại chỗ ngón tay trỏ của thằng Nhuận: một ông Nghị cúi mặt xuống hình như đương gật gà gật gưởng...
Quan nghị cười và bảo:
- Tôi đấy chớ còn ai nữa...
Cả bọn nín cười như chết.
Thằng Tự lại xỏ lá:
- Quan đấy à! Có lẽ quan đang cúi đầu nghĩ câu giả nhời cho Đức Kim Thượng?
Quan nghị cười ha hả, rồi nói một thôi dài:
- Phải, phải, ông nói nhằm quá, sao ông đoán biết? À, ra ông này giỏi về tâm lý học. Chính tôi đang nghĩ những luận điệu cứng cát để chỉ trích vấn đề tiền tệ, phá giá đồng phật lăng, và yêu cầu tăng thuế thân, thuế sanh ý, và triệu tập một hội nghị bất thường để quan sát, không, để khảo cứu những câu ca dao lẳng lơ ở miền thôn giả...
Cả bọn chúng tôi đều vỗ tay hoan nghinh nhiệt liệt...
Quan nghị vạn vạn tuế!
Cả bọn chúng tôi rất cảm động(!) vì trước mặt chúng tôi không phải là một quan nghị tầm thường: ngài là một bực vĩ nhân có nhiều thủ đoạn anh hùng đã biết binh vực lợi quyền cho dân cho nước một cách tận tâm, tận lực...
Chúng tôi bỗng sinh ra lòng kính phục và biết ân.
Thằng Miên đứng dậy vái:
- Bẩm quan nghị, chúng tôi muốn phỏng vấn ngài để được biết tiểu sử một bực cái thế nghị viên. Ngài thật đáng cho quốc dân thờ phụng, và chúng tôi cứ nghĩ tiểu sử ngài còn vẻ vang gấp mấy Hoover, Mussolini và Hitler nữa.
Quan nghị gật hấp tấp nói:
- Phải, phải, đời tôi thật là ly kỳ. Ly kỳ hơn Hitler từ địa vị thợ sơn nhảy lên nắm chánh quyền nước Đức và Hoover từ địa vị bán báo tới lúc ngồi ghế tổng thống.
Quan nghị ngài nói một cách thông thạo, tỏ ra người có học vấn uyên thâm, khiến chúng tôi sợ đến chết khiếp.
Rồi quan nghị nói luôn:
Chẳng nói dấu chi quí ông, tôi xuất thân cũng hàn vi, cũng bần tiện như các bực vĩ nhân thế giới. Thoạt đầu, tôi quét chợ ở tỉnh này, rồi tôi làm thợ nề quét vôi... và nhờ tôi khôn khéo lắm, biết cách làm đầy tớ các nhà tư bản, biết chìu chuộng các "quan thầy" nên chẳng bao lâu, tôi đã nghiễm nhiên là một viên thầu khoán giàu nhứt tỉnh, có vô số tòa ngang dẫy dọc... và quí ông cũng biết chán cái chức nghị viên thành phố còn lọt vào tay ai nữa chớ.
Chúng tôi lại tán thành, lại hoan hô: Quan nghị vạn vạn tuế!
Bỗng quan nghị ra dáng tức tối:
- Thế mà cái thằng đểu Nguyễn Văn Khờ, hắn ganh tỵ tôi mới chết chứ! Hắn cũng là cựu hội đồng thành phố, trong khi ra tranh cử với tôi, hắn thất bại rồi đâm ra nói xấu tôi... Này, này quí ông xem, hắn có đẹp mặt gì với thiên hạ đâu, hắn là thằng bồi... xuất thân đấy quí ông à!
Chúng tôi chỉ biết gật đầu và rót thêm rượu vào cốc để uống, để nghe và để kéo thì giờ.
Quan nghị Gật ngài đã say quá rồi mà còn nói mãi.
Thằng Miên chợt hỏi:
- Thế chắc với sự nghiệp to tát, với công danh lớn lao nầy, hẳn quan nghị sung sướng và mãn nguyện lắm?
Quan nghị bỗng lắc đầu:
- Không, không, tôi khổ lắm!
Thằng Nhuận ra dáng thương hại:
- À, mà này, bà lớn nghị đâu nhỉ? Quan nghị nói với cái giọng buồn buồn:
- Hắn bỏ tôi đi lấy người khác rồi.
Thằng Miên đứng phắt dậy, ưỡn ngực ra, dõng dạc nói:
- Thưa ngài, ngài là một người chồng mọc sừng.
Trời ơi! khốn nạn! nếu quan nghị Gật hiểu rõ cái danh từ điêu trá của Vũ Trọng Phụng, thì chúng tôi ắt phải một phen trắng máu mặt và mua lấy cái tên ba đồng trinh...
Nhưng may quá, quan nghị Gật ngài ngây thơ như một cô gái đồng trinh, đưa hai tay lên sờ đầu rồi cười:
- Không, tôi đâu có mọc sừng... Chúng tôi nháy nhau cùng đứng dậy từ tạ. Quan nghị liền vội vã tiễn gót chúng tôi với 4 điếu xì gà to bằng ngón chân cái...
T.S.
(SH25/6-87)